Fri Jan 22, 2010 9:13 pm
Nắm
bắt được hàng loạt dự án "có tầm" sẽ xây dựng trên địa bàn huyện Gia
Lộc như: Dự án đường cao tốc QL5 mới, kế hoạch xây dựng Sân vận động,
Sân bay quốc tế... nên hàng loạt DN từ khắp nơi chạy về Hải Dương xin
đất làm dự án. Để đạt được mục đích, hàng loạt đất nông nghiệp bị thu
hồi. Ngay cả những hộ dân đã sinh sống tại khu tập thể thương nghiệp
Chợ Cuối từ những năm 1975 - 1979 cũng bị chính quyền địa phương “đẩy
ra đường”.
Phận "ở nhờ"
Bà Phạm Thị
Liên, nguyên công nhân của Cty Nông sản thực phẩm Hải Dương cho biết,
bà được Cty giao cho căn nhà tập thể để ở suốt gần 30 năm qua, ngày đó
lãnh đạo Cty chỉ giao nhà miệng với nhân viên. Vậy mà ít ai ngờ rằng
chỉ vì không có mảnh giấy giao nhà mà giờ đây, những người công nhân
trên phải rời xa căn nhà của họ đã gắn bó gần 30 năm mà không hề được
nhận một đồng tiền đền bù. Ban đền bù GPMB gọi lên và bắt
ký nhận mỗi hộ hơn 7 triệu đồng tiền hỗ trợ cơi nới căn nhà. Thấy quá
bất công, bà Liên làm đơn kêu cứu các cấp, ngành.
Hàng loạt
gia đình khác trong cùng khu tập thể thương nghiệp Chợ Cuối cũng đồng
cảnh ngộ như bà Liên như hộ bà Phạm Thị Thơm, Đoàn Thị Băng, Phạm Thị
Hảo, Đào Thị Mai, Lương Thị Loan… đều có nguy cơ lâm vào cảnh "màn trời
chiếu đất". Họ khẳng định trong suốt thời gian sinh sống tại đây đều
đóng thuế đất, nộp khấu hao tiền nhà đầy đủ cho đơn vị cũ, có hộ khẩu,
chấp hành nghiêm túc chủ trương của địa phương và khu đất cũng không có
tranh chấp gì.
Tìm đến khu
đất bị thu hồi, chúng tôi thấy: Tổng thể khu đất rộng chừng hơn
1.000m2. Khu nhà tập thể được xây dựng vào khoảng những năm 60 của thế
kỷ trước nằm gọn lỏn ở một góc khuất của khu đất lớn, không ảnh hưởng
gì nhiều đến dự án. Khu tập thể cũ kỹ, mục nát bởi đa số chủ của chúng
đều là công nhân, thu nhập chỉ đủ sống nên khó có điều kiện sửa nhà.
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên bây giờ bị lấy đất thì tất cả hơn 30
người già trẻ gái trai của 6 hộ dân sinh sống ở đây chẳng biết đi đâu.
Chính quyền không dùng luật
Trở lại vấn
đề về các hộ dân nguyên là công nhân của Cty CP Nông sản thực phẩm Hải
Dương. Năm 2003, do không phù hợp với cơ chế nên Cty đã phải nộp đơn
xin phá sản. Sau đó mọi vấn đề có liên quan Cty đều bàn giao về UBND
tỉnh Hải Dương quyết định (kể cả nhân sự). Thương người lao động, trong
Công văn số 3023/QĐ-UBND, ngày 22/8/2007 do Phó chủ tịch Lê Hồng Văn ký
nói rõ, phải làm thủ tục để hợp pháp hóa cho các hộ dân. Thời gian dần
trôi, các văn bản chưa được hợp lý hóa thì UBND huyện Gia Lộc liên tiếp
ra các công văn yêu cầu các hộ dân phải "ly hương".
Thay vì đối
thoại với dân, UBND huyện Gia Lộc liên tiếp ra các quyết định xử lý vi
phạm hành chính, thông báo tháo dỡ, di dời do Phó chủ tịch UBND huyện
Gia Lộc Lê Văn Tuấn ký yêu cầu các hộ "giải tán". Với lý do những hộ
dân ở đây chỉ là những "kẻ ở nhờ" nên không có bất cứ một chính sách
đền bù nào được đưa ra. Hội đồng GPMB huyện chỉ hỗ trợ mỗi hộ khoảng 7
triệu đồng. Thực tế, mỗi mảnh đất mà các hộ đang sinh sống ở đây có giá
hàng trăm triệu đồng. Thấy bất công, các hộ dân cương quyết không chịu
di dời.
Về việc thu
hồi đất mà không đền bù, ông Lê Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Gia
Lộc cho biết: Bởi do các hộ không có giấy tờ "đáng giá" để đưa vào diện
đền bù!
Qua tìm
hiểu, chúng tôi thấy việc các hộ dân sinh sống và quản lý các căn nhà
nói trên đều đã được UBND thị trấn, Công an thị trấn xác nhận. Những
người nguyên là lãnh đạo của Cty Nông sản thực phẩm Hải Dương cũng có ý
kiến đề nghị chính quyền xem xét một cách thấu tình đạt lý với các hộ
dân.
bắt được hàng loạt dự án "có tầm" sẽ xây dựng trên địa bàn huyện Gia
Lộc như: Dự án đường cao tốc QL5 mới, kế hoạch xây dựng Sân vận động,
Sân bay quốc tế... nên hàng loạt DN từ khắp nơi chạy về Hải Dương xin
đất làm dự án. Để đạt được mục đích, hàng loạt đất nông nghiệp bị thu
hồi. Ngay cả những hộ dân đã sinh sống tại khu tập thể thương nghiệp
Chợ Cuối từ những năm 1975 - 1979 cũng bị chính quyền địa phương “đẩy
ra đường”.
Phận "ở nhờ"
Bà Phạm Thị
Liên, nguyên công nhân của Cty Nông sản thực phẩm Hải Dương cho biết,
bà được Cty giao cho căn nhà tập thể để ở suốt gần 30 năm qua, ngày đó
lãnh đạo Cty chỉ giao nhà miệng với nhân viên. Vậy mà ít ai ngờ rằng
chỉ vì không có mảnh giấy giao nhà mà giờ đây, những người công nhân
trên phải rời xa căn nhà của họ đã gắn bó gần 30 năm mà không hề được
nhận một đồng tiền đền bù. Ban đền bù GPMB gọi lên và bắt
ký nhận mỗi hộ hơn 7 triệu đồng tiền hỗ trợ cơi nới căn nhà. Thấy quá
bất công, bà Liên làm đơn kêu cứu các cấp, ngành.
Hàng loạt
gia đình khác trong cùng khu tập thể thương nghiệp Chợ Cuối cũng đồng
cảnh ngộ như bà Liên như hộ bà Phạm Thị Thơm, Đoàn Thị Băng, Phạm Thị
Hảo, Đào Thị Mai, Lương Thị Loan… đều có nguy cơ lâm vào cảnh "màn trời
chiếu đất". Họ khẳng định trong suốt thời gian sinh sống tại đây đều
đóng thuế đất, nộp khấu hao tiền nhà đầy đủ cho đơn vị cũ, có hộ khẩu,
chấp hành nghiêm túc chủ trương của địa phương và khu đất cũng không có
tranh chấp gì.
Tìm đến khu
đất bị thu hồi, chúng tôi thấy: Tổng thể khu đất rộng chừng hơn
1.000m2. Khu nhà tập thể được xây dựng vào khoảng những năm 60 của thế
kỷ trước nằm gọn lỏn ở một góc khuất của khu đất lớn, không ảnh hưởng
gì nhiều đến dự án. Khu tập thể cũ kỹ, mục nát bởi đa số chủ của chúng
đều là công nhân, thu nhập chỉ đủ sống nên khó có điều kiện sửa nhà.
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên bây giờ bị lấy đất thì tất cả hơn 30
người già trẻ gái trai của 6 hộ dân sinh sống ở đây chẳng biết đi đâu.
Chính quyền không dùng luật
Trở lại vấn
đề về các hộ dân nguyên là công nhân của Cty CP Nông sản thực phẩm Hải
Dương. Năm 2003, do không phù hợp với cơ chế nên Cty đã phải nộp đơn
xin phá sản. Sau đó mọi vấn đề có liên quan Cty đều bàn giao về UBND
tỉnh Hải Dương quyết định (kể cả nhân sự). Thương người lao động, trong
Công văn số 3023/QĐ-UBND, ngày 22/8/2007 do Phó chủ tịch Lê Hồng Văn ký
nói rõ, phải làm thủ tục để hợp pháp hóa cho các hộ dân. Thời gian dần
trôi, các văn bản chưa được hợp lý hóa thì UBND huyện Gia Lộc liên tiếp
ra các công văn yêu cầu các hộ dân phải "ly hương".
Thay vì đối
thoại với dân, UBND huyện Gia Lộc liên tiếp ra các quyết định xử lý vi
phạm hành chính, thông báo tháo dỡ, di dời do Phó chủ tịch UBND huyện
Gia Lộc Lê Văn Tuấn ký yêu cầu các hộ "giải tán". Với lý do những hộ
dân ở đây chỉ là những "kẻ ở nhờ" nên không có bất cứ một chính sách
đền bù nào được đưa ra. Hội đồng GPMB huyện chỉ hỗ trợ mỗi hộ khoảng 7
triệu đồng. Thực tế, mỗi mảnh đất mà các hộ đang sinh sống ở đây có giá
hàng trăm triệu đồng. Thấy bất công, các hộ dân cương quyết không chịu
di dời.
Về việc thu
hồi đất mà không đền bù, ông Lê Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện Gia
Lộc cho biết: Bởi do các hộ không có giấy tờ "đáng giá" để đưa vào diện
đền bù!
Qua tìm
hiểu, chúng tôi thấy việc các hộ dân sinh sống và quản lý các căn nhà
nói trên đều đã được UBND thị trấn, Công an thị trấn xác nhận. Những
người nguyên là lãnh đạo của Cty Nông sản thực phẩm Hải Dương cũng có ý
kiến đề nghị chính quyền xem xét một cách thấu tình đạt lý với các hộ
dân.
Trao đổi vấn đề
này với luật sư Đinh Văn Hùng (Đoàn luật sư Hà Nội), ông Hùng khẳng
định: Việc UBND huyện Gia Lộc không dùng Luật Đất đai để áp dụng với
việc thu hồi đất của dân là sai pháp luật. Người dân có thể khởi kiện
UBND huyện ra tòa để đòi quyền lợi chính đáng của mình".
này với luật sư Đinh Văn Hùng (Đoàn luật sư Hà Nội), ông Hùng khẳng
định: Việc UBND huyện Gia Lộc không dùng Luật Đất đai để áp dụng với
việc thu hồi đất của dân là sai pháp luật. Người dân có thể khởi kiện
UBND huyện ra tòa để đòi quyền lợi chính đáng của mình".
Theo Báo Xây Dựng