Tue Aug 09, 2011 2:44 pm
Người dân làng
Can Vũ, Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh ai nấy đều ăn nói nhỏ nhẹ, từ tốn có
vẻ rất thật thà, thế nhưng lại khiến người nghe bực mình đến phát cáu.
Tại đây "nói tức" được coi là cả một nghệ thuật độc đáo trong lời ăn
tiếng nói.
Cả làng nói tức
Ít ai biết được rằng, ở mảnh đất Kinh bắc
có một ngôi làng khá kỳ lạ. Ở đây từ người già cho đến người trẻ, cách
nói chuyện của họ khiến người khác nghe xong đều nhăn nhó, khó chịu thậm
chí là tức đến "sôi máu". Người trong làng vẫn truyền tai nhau từ bao
đời nay truyền thống "nói tức Can Vũ".
Nửa tin nửa ngờ về sự độc đáo của ngôi
làng này, tôi tìm đến tận nơi để mục sở thị về văn hóa nói ở đây xem tức
đến cỡ nào. Đi đến đầu làng, tôi ghé vào hỏi thăm một chị bán nước ven
đường cho chắc chắn "Chị ơi, cho em hỏi còn mấy cây số nữa đến làng Can
Vũ", chị bán nước nhìn tôi một lượt rồi đáp "Ô hay cái anh này, anh đi
thì mới biết rõ còn mấy cây số, tôi ngồi một chỗ làm sao mà biết được,
cứ đi thẳng là đến". Chỉ vừa nghe câu trả lời của chị, tôi biết đã đặt
chân đến ngôi làng nổi tiếng với thứ đặc sản nói tức đến phát cáu.
Qua sự giới thiệu, tôi tìm gặp ông Nguyễn
Hữu Huy, một cao nhân nổi tiếng trong làng Can Vũ về nghệ thuật nói
tức. Khi tôi cho ông Huy biết mình là nhà báo, muốn trò chuyện để tìm
hiểu về văn hóa nói tức nơi đây, ông Huy cười khà khà nói " nhà báo các
cậu là vua nói tức rồi, còn tìm hiểu về dân nói tức làm gì cho mệt", vừa
nói ông vừa dẫn tôi vào nhà.
Từ từ rót chén trà mời khách, ông Huy
chầm chậm cho biết, từ xưa làng Can Vũ đã nổi tiếng về lối ăn nói "hỏi
xoáy, đáp xoay", người dân coi đây là nghệ thuật nói tức giao duyên.
Người nói tức luôn phải giữ phong thái điềm đạm, từ tốn tạo nên tính
thật thà, chân thật nhưng lại khiến người nghe bực mình, điên tiết, sôi
gan, sôi ruột. Người đạt đến trình độ cao, nói tức phải nhẹ nhàng như
hát, người khác có bực bội nhưng vẫn phải cười vui vì sự dí dỏm, thâm
sâu của mình, ấy mới là nghệ thuật.
Ông Huy kể cho tôi nghe một câu chuyện
vui về thói nói tức của người Can Vũ: "Có một ông ở nhà vợ suốt ngày cho
ăn món su hào, đến hôm đi ăn đám cưới làng bên, lại thấy mâm cỗ có món
su hào, ông này liền nói "vừa gặp ở nhà, ra đây lại gặp, đi gì mà nhanh
thế không biết". Mấy người trong mâm ngơ ngác không hiểu chuyện gì, đến
khi vỡ lẽ mới cười nghiêng ngả.
Rồi chuyện có cô gái bán bún chả, đã có
chồng nhưng hay ăn mặc hớ hênh lúc bán hàng cho khách. Chẳng may hôm đó
có một cao thủ nói tức vào ăn, bắt gặp cảnh chướng mắt, nhân lúc cô này
mang chả với bún ra, người này nói "sao quán của bà chủ chả thâm thế".
Thoạt đầu cô gái cũng không hiểu đứng thanh minh một thôi một hồi, nhưng
về sau người ta không còn thấy cô ăn mặc hớ hênh nữa.
Cụ Huy còn cho biết ở làng Can Vũ nói tức
là xưa rồi, bây giờ người ta còn biết hát tức, dùng tiếng ca quan họ để
chọc tức người khác, nhất là vào những dịp hội làng, từ già, trẻ, trai
gái đều thi nhau hát tức.
Gốc tích làng nói tức
Theo các bậc cao tuổi ở làng Can Vũ, làng
nói tức có nguồn gốc từ thời Thánh Gióng phá giặc Ân. Tương truyền làng
Can Vũ trước đây do một vị tướng theo Thánh Gióng đi đánh trận lập nên,
khi Thánh Gióng xông trận phá giặc ngoại xâm, vị tướng cùng dân trong
làng nói tức đi theo phò tá, thay vì sử dụng sức lực, đội quân này lại
sử dụng tuyệt chiêu nói tức, nói móc để trêu quân địch đến độ quân địch
bực tức, nhốn nháo hết cả đội hình, kết quả bị quân Thánh Gióng đánh
chạy tan tác.
Theo ông Nguyễn Hữu Huy thực ra việc nói
tức cũng chẳng có bí quyết gia truyền gì cả. Chủ yếu dựa vào sự nhanh
nhạy, sắc sảo trong lời ăn tiếng nói, nói theo kiểu ngụ ý hoặc dựa vào
chính lời nói của người khác để châm biếm một cách thâm sâu. Ông Huy kể
lại chuyện một người đàn bà ở làng bên sang Can Vũ thăm người thân và ở
lại đây ít lâu, người này được dặn ra đường thấy ai hỏi han gì chớ có
nói nhiều mà mang cái tức vào thân. Nhưng vì ra đường đi đâu cũng gặp
người nói tức đến tím gan tím ruột nên vừa được hôm trước, đến hôm sau
người này đã đòi về vì tức quá không chịu được nữa.
Nói tức ở Can Vũ nổi tiếng đến mức trước
đây còn có nhiều người ở làng nói phét ở Đông Loan, Nội Hoàng, Bắc Giang
tìm đến Can Vũ để "tầm sư học đạo" nhằm được chỉ dạy bí quyết nói tức
đến bực mình.
Tuy nhiên, ông Huy cũng cho biết bản chất
của việc nói tức ở làng Can Vũ không phải để trêu chọc, nói đểu ai cả,
mà cái chính là mang lại tiếng cười trong đời sống của bà con. Xua tan
đi cái đói cái nghèo của miền quê lam lũ, quanh năm một nắng hai sương,
chân lấm tay bùn. Nói tức như một món ăn tinh thần của người làng này,
nói tức chính là nói mát, nói mỉa vừa hài hước vừa châm biếm. Người mới
đến có thể không hiểu văn hóa ở làng này, nhưng nếu đã là dân Can Vũ từ
đứa trẻ con cũng biết về đặc sản nói tức.
Can Vũ, Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh ai nấy đều ăn nói nhỏ nhẹ, từ tốn có
vẻ rất thật thà, thế nhưng lại khiến người nghe bực mình đến phát cáu.
Tại đây "nói tức" được coi là cả một nghệ thuật độc đáo trong lời ăn
tiếng nói.
Cả làng nói tức
Ít ai biết được rằng, ở mảnh đất Kinh bắc
có một ngôi làng khá kỳ lạ. Ở đây từ người già cho đến người trẻ, cách
nói chuyện của họ khiến người khác nghe xong đều nhăn nhó, khó chịu thậm
chí là tức đến "sôi máu". Người trong làng vẫn truyền tai nhau từ bao
đời nay truyền thống "nói tức Can Vũ".
Một góc làng Can Vũ, Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh
Nửa tin nửa ngờ về sự độc đáo của ngôi
làng này, tôi tìm đến tận nơi để mục sở thị về văn hóa nói ở đây xem tức
đến cỡ nào. Đi đến đầu làng, tôi ghé vào hỏi thăm một chị bán nước ven
đường cho chắc chắn "Chị ơi, cho em hỏi còn mấy cây số nữa đến làng Can
Vũ", chị bán nước nhìn tôi một lượt rồi đáp "Ô hay cái anh này, anh đi
thì mới biết rõ còn mấy cây số, tôi ngồi một chỗ làm sao mà biết được,
cứ đi thẳng là đến". Chỉ vừa nghe câu trả lời của chị, tôi biết đã đặt
chân đến ngôi làng nổi tiếng với thứ đặc sản nói tức đến phát cáu.
Qua sự giới thiệu, tôi tìm gặp ông Nguyễn
Hữu Huy, một cao nhân nổi tiếng trong làng Can Vũ về nghệ thuật nói
tức. Khi tôi cho ông Huy biết mình là nhà báo, muốn trò chuyện để tìm
hiểu về văn hóa nói tức nơi đây, ông Huy cười khà khà nói " nhà báo các
cậu là vua nói tức rồi, còn tìm hiểu về dân nói tức làm gì cho mệt", vừa
nói ông vừa dẫn tôi vào nhà.
Từ từ rót chén trà mời khách, ông Huy
chầm chậm cho biết, từ xưa làng Can Vũ đã nổi tiếng về lối ăn nói "hỏi
xoáy, đáp xoay", người dân coi đây là nghệ thuật nói tức giao duyên.
Người nói tức luôn phải giữ phong thái điềm đạm, từ tốn tạo nên tính
thật thà, chân thật nhưng lại khiến người nghe bực mình, điên tiết, sôi
gan, sôi ruột. Người đạt đến trình độ cao, nói tức phải nhẹ nhàng như
hát, người khác có bực bội nhưng vẫn phải cười vui vì sự dí dỏm, thâm
sâu của mình, ấy mới là nghệ thuật.
Ông Huy kể cho tôi nghe một câu chuyện
vui về thói nói tức của người Can Vũ: "Có một ông ở nhà vợ suốt ngày cho
ăn món su hào, đến hôm đi ăn đám cưới làng bên, lại thấy mâm cỗ có món
su hào, ông này liền nói "vừa gặp ở nhà, ra đây lại gặp, đi gì mà nhanh
thế không biết". Mấy người trong mâm ngơ ngác không hiểu chuyện gì, đến
khi vỡ lẽ mới cười nghiêng ngả.
Rồi chuyện có cô gái bán bún chả, đã có
chồng nhưng hay ăn mặc hớ hênh lúc bán hàng cho khách. Chẳng may hôm đó
có một cao thủ nói tức vào ăn, bắt gặp cảnh chướng mắt, nhân lúc cô này
mang chả với bún ra, người này nói "sao quán của bà chủ chả thâm thế".
Thoạt đầu cô gái cũng không hiểu đứng thanh minh một thôi một hồi, nhưng
về sau người ta không còn thấy cô ăn mặc hớ hênh nữa.
Cụ Huy còn cho biết ở làng Can Vũ nói tức
là xưa rồi, bây giờ người ta còn biết hát tức, dùng tiếng ca quan họ để
chọc tức người khác, nhất là vào những dịp hội làng, từ già, trẻ, trai
gái đều thi nhau hát tức.
Càng những bậc cao tuổi ở Can Vũ, nghệ thuật nói tức càng điêu luyện khiên người nghe phát cáu mà vẫn phải phì cười
Gốc tích làng nói tức
Theo các bậc cao tuổi ở làng Can Vũ, làng
nói tức có nguồn gốc từ thời Thánh Gióng phá giặc Ân. Tương truyền làng
Can Vũ trước đây do một vị tướng theo Thánh Gióng đi đánh trận lập nên,
khi Thánh Gióng xông trận phá giặc ngoại xâm, vị tướng cùng dân trong
làng nói tức đi theo phò tá, thay vì sử dụng sức lực, đội quân này lại
sử dụng tuyệt chiêu nói tức, nói móc để trêu quân địch đến độ quân địch
bực tức, nhốn nháo hết cả đội hình, kết quả bị quân Thánh Gióng đánh
chạy tan tác.
Theo ông Nguyễn Hữu Huy thực ra việc nói
tức cũng chẳng có bí quyết gia truyền gì cả. Chủ yếu dựa vào sự nhanh
nhạy, sắc sảo trong lời ăn tiếng nói, nói theo kiểu ngụ ý hoặc dựa vào
chính lời nói của người khác để châm biếm một cách thâm sâu. Ông Huy kể
lại chuyện một người đàn bà ở làng bên sang Can Vũ thăm người thân và ở
lại đây ít lâu, người này được dặn ra đường thấy ai hỏi han gì chớ có
nói nhiều mà mang cái tức vào thân. Nhưng vì ra đường đi đâu cũng gặp
người nói tức đến tím gan tím ruột nên vừa được hôm trước, đến hôm sau
người này đã đòi về vì tức quá không chịu được nữa.
Nói tức ở Can Vũ nổi tiếng đến mức trước
đây còn có nhiều người ở làng nói phét ở Đông Loan, Nội Hoàng, Bắc Giang
tìm đến Can Vũ để "tầm sư học đạo" nhằm được chỉ dạy bí quyết nói tức
đến bực mình.
Tuy nhiên, ông Huy cũng cho biết bản chất
của việc nói tức ở làng Can Vũ không phải để trêu chọc, nói đểu ai cả,
mà cái chính là mang lại tiếng cười trong đời sống của bà con. Xua tan
đi cái đói cái nghèo của miền quê lam lũ, quanh năm một nắng hai sương,
chân lấm tay bùn. Nói tức như một món ăn tinh thần của người làng này,
nói tức chính là nói mát, nói mỉa vừa hài hước vừa châm biếm. Người mới
đến có thể không hiểu văn hóa ở làng này, nhưng nếu đã là dân Can Vũ từ
đứa trẻ con cũng biết về đặc sản nói tức.