Thu Nov 18, 2010 11:57 pm
Trong bộ quần áo “siêu nhân”, chàng trai trưng biển đứng trên phố Tứ Xuyên, Trung Quốc mong được người khác quất roi để "điều trị" căn bệnh sợ giao tiếp.
Câu chuyện và những bức ảnh về chàng trai “siêu nhân” thích bị quất roi đăng tải trên các diễn đàn đã thu hút được rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả nữ.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Trương Phàm năm nay 26 tuổi, người Tứ Xuyên, Trung Quốc mắc một chứng bệnh rất kỳ lạ: sợ giao tiếp với xã hội. Để chữa trị căn bệnh này, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, Trương Phàm đã làm một việc mà 26 năm qua anh không dám nghĩ tới: đứng trên phố để người đẹp đánh.
Cầu xin người đẹp quất roi
Trên một con phố tại Tứ Xuyên hôm đó, nhiều người đều rất ngạc nhiên và hiếu kỳ khi thấy một chàng trai cao ráo, hóa trang thành siêu nhân, tay bị trói bằng xích sắt, cổ đeo gông bằng bìa cứng. Bên cạnh anh ta còn có một cô gái trẻ trên tay cầm một roi da màu đen.
“Người đẹp, xin cô hãy dùng roi đánh anh ấy”, cô gái và “siêu nhân” đến trước mặt hai cô gái đang ngồi trên bậc thềm cửa gần đó và đưa chiếc roi da cho họ. Hai cô gái cảm thấy rất bất ngờ và khó hiểu nên không dám nhận chiếc roi da.
“Cô đánh tôi đi, tôi đang lấy hết can đảm để nhận roi của người khác, hy vọng cô có thể giúp tôi, đừng đánh vào mặt là được”, sau khi “siêu nhân” chính thức lên tiếng thì một trong hai cô gái đã cầm roi ngại ngùng quất nhẹ anh ta một cái.
Lúc này người đi đường hiếu kỳ đã bắt đầu tụ tập lại để ngó nghiêng xem có chuyện gì xảy ra.
Nghi vấn “hành vi nghệ thuật hay làm trò trên phố”?
Hành vi kỳ lạ của chàng thanh niên đã khiến không ít người tò mò và nghi ngờ: “Chắc là não có vấn đề”, “Hay là muốn nổi tiếng đến mức điên rồi?... rất nhiều cô gái đi qua đều lảng tránh và tỏ ý nghi ngờ. Trong khi đó nhiều người lại tưởng đây là cảnh phim hay động tác biểu diễn nào đó.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Thích bị đánh vì mắc chứng “sợ giao tiếp với xã hội”
Theo Tiểu Huệ, cô gái đi cùng chàng “siêu nhân” thì hành vi của Trương Phàm thực chất là mong muốn được “điều trị tâm lý”. Cô kể lại: Trương Phàm từ nhỏ sống cùng bà ngoại, do sự nuông chiều của bà cộng thêm môi trường sống khép kín khiến Trương Phàm từ bé đã rất sợ giao tiếp với người lạ, bao năm tháng qua đi cậu ấy bỗng trở thành nạn nhân của chứng bệnh “sợ giao tiếp với xã hội”, cứ đến những chỗ đông người là căng thẳng, lo lắng cao độ. Do tính cách như vậy nên Trương Phàm đi làm đều không trụ lại được ở đâu cả, dứt khoát phải xin nghỉ việc ở nhà, lấy internet làm nơi trốn tránh hiện thực. Không những chìm đắm trong Internet, đến cả ăn cơm cũng phải dựa vào mạng để “đặt bữa” và kể từ đó thế giới ảo đã trở thành tất cả của Trương Phàm. Thời gian trôi qua khiến bệnh tình của cậu ấy thêm trầm trọng.
Không những gia đình lo lắng, bạn bè cũng buồn thay cho Trương Phàm. Một người bạn có chút kiến thức về nghiên cứu tâm lý học đã quyết định giúp cậu “cai net” và tìm lại chính mình bằng phương thức “bộc lộ bản thân trong môi trường mà mình sợ hãi nhất để cậu ấy thích nghi trong thời gian ngắn nhất”. Dưới sự cổ vũ của bạn bè, Trương Phàm đã ra phố cầu xin được quất roi.
“Siêu nhân” tự bạch
Bản thân Trương Phàm cho biết: trong thế giới mạng cậu ấy là một người rất nhanh nhẹn, hoạt bát, hài hước, khác hoàn toàn với con người thật bên ngoài. Mỗi ngày cậu nói chuyện với mọi người không được tới ba câu, cả tuần bước chân ra khỏi cửa được một lần. Trương Phàm cũng đã đi “gặp mặt kết thân” vài lần theo tâm nguyện của cha mẹ, nhưng cứ ngồi trước cô gái nào là lại khiến cậu ấy tay chân run rẩy, mặt đỏ gay, toát mồ hôi, tim đập thình thịch như trống đánh, nên lần hẹn hò nào cũng đều thất bại.
Về khả năng chữa khỏi “bệnh” của phương thức này, Trương Phàm chia sẻ không tự tin lắm về kết quả “trị liệu” nhưng vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu “ăn roi của 11 người đẹp” mà mình đặt ra.
“Chứng bệnh này phải điều trị dần dần”
Bác sỹ chuyên khoa thần kinh của bệnh viện thần kinh Hoa Tây cho biết: về chứng bệnh của Trương Phàm thì rất hiếm người mắc phải. Nhưng để xác minh rõ ai đó có mắc chứng bệnh này thực sự hay không vẫn cần phải tiến hành kiểm chứng y khoa. Nếu như thực sự mắc chứng bệnh này thì cần phải tiến hành điều trị dần dần bằng cả liệu pháp tâm lý, còn về hành vi “trị liệu bộc phát” như vậy e rằng không mang lại kết quả như mong muốn.
Câu chuyện và những bức ảnh về chàng trai “siêu nhân” thích bị quất roi đăng tải trên các diễn đàn đã thu hút được rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả nữ.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Trương Phàm năm nay 26 tuổi, người Tứ Xuyên, Trung Quốc mắc một chứng bệnh rất kỳ lạ: sợ giao tiếp với xã hội. Để chữa trị căn bệnh này, dưới sự giúp đỡ của bạn bè, Trương Phàm đã làm một việc mà 26 năm qua anh không dám nghĩ tới: đứng trên phố để người đẹp đánh.
Cầu xin người đẹp quất roi
Trên một con phố tại Tứ Xuyên hôm đó, nhiều người đều rất ngạc nhiên và hiếu kỳ khi thấy một chàng trai cao ráo, hóa trang thành siêu nhân, tay bị trói bằng xích sắt, cổ đeo gông bằng bìa cứng. Bên cạnh anh ta còn có một cô gái trẻ trên tay cầm một roi da màu đen.
“Người đẹp, xin cô hãy dùng roi đánh anh ấy”, cô gái và “siêu nhân” đến trước mặt hai cô gái đang ngồi trên bậc thềm cửa gần đó và đưa chiếc roi da cho họ. Hai cô gái cảm thấy rất bất ngờ và khó hiểu nên không dám nhận chiếc roi da.
“Cô đánh tôi đi, tôi đang lấy hết can đảm để nhận roi của người khác, hy vọng cô có thể giúp tôi, đừng đánh vào mặt là được”, sau khi “siêu nhân” chính thức lên tiếng thì một trong hai cô gái đã cầm roi ngại ngùng quất nhẹ anh ta một cái.
Lúc này người đi đường hiếu kỳ đã bắt đầu tụ tập lại để ngó nghiêng xem có chuyện gì xảy ra.
Nghi vấn “hành vi nghệ thuật hay làm trò trên phố”?
Hành vi kỳ lạ của chàng thanh niên đã khiến không ít người tò mò và nghi ngờ: “Chắc là não có vấn đề”, “Hay là muốn nổi tiếng đến mức điên rồi?... rất nhiều cô gái đi qua đều lảng tránh và tỏ ý nghi ngờ. Trong khi đó nhiều người lại tưởng đây là cảnh phim hay động tác biểu diễn nào đó.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Thích bị đánh vì mắc chứng “sợ giao tiếp với xã hội”
Theo Tiểu Huệ, cô gái đi cùng chàng “siêu nhân” thì hành vi của Trương Phàm thực chất là mong muốn được “điều trị tâm lý”. Cô kể lại: Trương Phàm từ nhỏ sống cùng bà ngoại, do sự nuông chiều của bà cộng thêm môi trường sống khép kín khiến Trương Phàm từ bé đã rất sợ giao tiếp với người lạ, bao năm tháng qua đi cậu ấy bỗng trở thành nạn nhân của chứng bệnh “sợ giao tiếp với xã hội”, cứ đến những chỗ đông người là căng thẳng, lo lắng cao độ. Do tính cách như vậy nên Trương Phàm đi làm đều không trụ lại được ở đâu cả, dứt khoát phải xin nghỉ việc ở nhà, lấy internet làm nơi trốn tránh hiện thực. Không những chìm đắm trong Internet, đến cả ăn cơm cũng phải dựa vào mạng để “đặt bữa” và kể từ đó thế giới ảo đã trở thành tất cả của Trương Phàm. Thời gian trôi qua khiến bệnh tình của cậu ấy thêm trầm trọng.
Không những gia đình lo lắng, bạn bè cũng buồn thay cho Trương Phàm. Một người bạn có chút kiến thức về nghiên cứu tâm lý học đã quyết định giúp cậu “cai net” và tìm lại chính mình bằng phương thức “bộc lộ bản thân trong môi trường mà mình sợ hãi nhất để cậu ấy thích nghi trong thời gian ngắn nhất”. Dưới sự cổ vũ của bạn bè, Trương Phàm đã ra phố cầu xin được quất roi.
“Siêu nhân” tự bạch
Bản thân Trương Phàm cho biết: trong thế giới mạng cậu ấy là một người rất nhanh nhẹn, hoạt bát, hài hước, khác hoàn toàn với con người thật bên ngoài. Mỗi ngày cậu nói chuyện với mọi người không được tới ba câu, cả tuần bước chân ra khỏi cửa được một lần. Trương Phàm cũng đã đi “gặp mặt kết thân” vài lần theo tâm nguyện của cha mẹ, nhưng cứ ngồi trước cô gái nào là lại khiến cậu ấy tay chân run rẩy, mặt đỏ gay, toát mồ hôi, tim đập thình thịch như trống đánh, nên lần hẹn hò nào cũng đều thất bại.
Về khả năng chữa khỏi “bệnh” của phương thức này, Trương Phàm chia sẻ không tự tin lắm về kết quả “trị liệu” nhưng vẫn kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu “ăn roi của 11 người đẹp” mà mình đặt ra.
“Chứng bệnh này phải điều trị dần dần”
Bác sỹ chuyên khoa thần kinh của bệnh viện thần kinh Hoa Tây cho biết: về chứng bệnh của Trương Phàm thì rất hiếm người mắc phải. Nhưng để xác minh rõ ai đó có mắc chứng bệnh này thực sự hay không vẫn cần phải tiến hành kiểm chứng y khoa. Nếu như thực sự mắc chứng bệnh này thì cần phải tiến hành điều trị dần dần bằng cả liệu pháp tâm lý, còn về hành vi “trị liệu bộc phát” như vậy e rằng không mang lại kết quả như mong muốn.