Change background image

                                 Bạn là thành viên mới ?
                                 Hãy viết một bài viết giới thiệu về bạn để chúng
                                 tôi có thể chào đón bạn nồng nhiệt hơn !
                                 Bằng cách bấm "ĐÂY"

                                 Hãy sử dụng FireFox!
                                 Và đừng bao giờ sử dụng Internet Explorer
                                 (IE) khi không còn cách nào khác.
                                 Bấm để tải "FireFox"

                                 Viết bài 4R lớn mạnh !
                                 Hãy thực sự chú trọng tới nội dung khi viết bài
                                 Vì nó quyết định tương lai của Gia Lộc 4R
                                 Xem nội quy viết bài bấm "ĐÂY"

                                 Kết nối cộng đồng ?
                                 Sử dụng chức năg thêm bạn/thù và trang cá nhân
                                 để biết bạn bè mình đang làm gì.
                                 Hướng dẫn bấm "ĐÂY"
Quảng cáo : ( liên hệ yahoo "lil.biney" )

Quay lại Trang chủ  » CHIA SẺ » Teen - TRÍ TUỆ » Văn - Sử - Địa (Bài đang xem)

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun May 29, 2011 2:42 pm
Mr.[S]ói
Mr.[S]ói

Gia Lộc Like !~

Môn
Ngữ văn được ấn định là một trong ba môn thi bắt buộc đối với tất cả
học sinh lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm. Tuy nhiên, do đặc
thù của bộ môn thuộc khoa học xã hội, thêm nữa đa số học sinh vẫn chưa
chú tâm đúng mức đến môn học này nên trong ôn tập còn lúng túng, kết quả
bài thi còn hạn chế. Với mong muốn giúp các em học sinh tham khảo một
số cách thức ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đạt kết
quả tốt, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề trong quá trình ôn tập và
khi làm bài thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT như sau:


I. Ôn tập kiến thức

Căn
cứ vào kế hoạch ôn tập bộ môn của trường, của lớp, cá nhân mỗi học sinh
phải tự lập kế hoạch ôn tập (các môn thi tốt nghiệp nói chung, môn Ngữ
văn nói riêng) cho bản thân sao cho đến trước ngày thi, các em có đủ
kiến thức cơ bản, tự tin bước vào kỳ thi.


Cũng
như tất cả các môn học khác, học sinh phải học và ôn tập theo từng đơn
vị bài học trong chương trình giáo dục cấp THPT môn Ngữ văn, đặc biệt là
chương trình lớp 12. Tuyệt đối không học tủ, học lệch hoặc tự ý cắt bỏ
không ôn dù chỉ là một bài trong chương trình. Nội dung kiến thức ôn tập
cần bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn học của chương trình
giáo dục cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với các văn
bản văn học Việt Nam, văn học nước ngoài cần nắm chắc kiến thức về tác
giả, tác phẩm (thể loại, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung,
giá trị nghệ thuật,...). Nếu là văn bản thơ cần học thuộc, nắm được cảm
hứng trữ tình, cấu trúc nghệ thuật, tứ thơ,... Nếu là văn bản văn xuôi
cần tóm tắt cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết,... làm cơ sở cho
việc phân tích tác phẩm.


Bất
kỳ đơn vị bài học nào cũng nằm trong mối quan hệ có tính hệ thống với
các bài khác (tác giả , giai đoạn, thời kỳ văn học, đề tài, chủ đề,...).
Vì vậy, song song với việc ôn tập để nắm chắc kiến thức của từng bài,
trong quá trình ôn tập, các em phải bao quát được cả chương trình, luôn
phải đặt mỗi đơn vị kiến thức trong hệ thống kiến thức chung, có tính
tổng thể vừa đảm bảo nắm chắc kiến thức một cách toàn diện vừa làm cơ sở
cho việc phân tích, so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề khi làm bài.
Cách tốt nhất khi ôn tập là nên xây dựng sơ đồ cây thư mục (sơ đồ cả
chương trình, sơ đồ từng giai đoạn, thời kỳ văn học, sơ đồ từng tác giả,
tác phẩm,...) và coi đó là đề cương ôn tập.


Hình
thức ôn tập phải linh hoạt, phối kết hợp nhiều hình thức khác nhau như:
cá nhân tự ôn tập, ôn tập theo nhóm nhỏ (học nhóm), ôn tập theo lớp,
theo khối dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo bộ môn và kế hoạch của
nhà trường.


Định
kỳ tự làm bài kiểm tra, hoặc tham dự kiểm tra, thi do trường, lớp tổ
chức nhằm rèn luyện tâm lý, kỹ năng làm bài. Thông qua việc làm bài, các
em tự đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng của bản thân từ đó có biện
pháp điều chỉnh, bổ sung kiến thức hoặc rút kinh nghiệm về kỹ năng làm
bài, cách trình bày trong bài làm để đạt điểm cao.


2. Làm bài thi

Theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi tốt nghiệp THPT năm học
2010 - 2011 vẫn gồm có phần chung và phần tự chọn. Vì vậy đối với đề thi
có phần tự chọn, học sinh chỉ được làm một trong 2 câu. Nếu làm cả 2 sẽ
bị phạm quy và không được chấm phần này.


Điểm
mới trong cách ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của Bộ là dành 50%
điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Đồng thời nhằm hạn
chế tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, đề thi sẽ ra theo hướng mở, kích
thích khả năng sáng tạo, vận dụng của học sinh. Theo đó, khi làm bài
thi tốt nghiệp THPT nói chung, môn Ngữ văn nói riêng các em phải bám sát
những định hướng trên.


2.1.Đối với câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản (yêu cầu tái hiện kiến thứcvề giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
và nước ngoài), các em phải tái hiện được kiến thức và trọng tâm kiến
thức từng bài. Mặc dù vậy, khi làm bài nếu chỉ dừng ở việc liệt kê những
kiến thức đã được học thì không thể đạt điểm tối đa mà phải có kỹ năng
trình bày vấn đề, trong đó chú trọng cách sắp xếp, liên kết các ý đảm
bảo tính logic, khoa học, mạch lạc, chặt chẽ theo yêu cầu của đề bài.


Câu
hỏi kiểm tra kiến thức chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng số điểm của toàn bài,
song lại là câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Do đó các em vẫn nên
chú ý, tránh mất điểm đáng tiếc.


2.2. Đối với các câu hỏi thuộc phầnnghị luận xã hội và nghị luận văn học, yêu cầu các em phải làm một bài văn trọn vẹn.

Hai
câu hỏi thuộc phần nghị luận chiếm 4/5 số điểm của bài thi. Để làm tốt
loại câu hỏi này, trước hết các em phải dành thời gian tìm hiểu đề với
các thao tác như: đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng, xác định
rõ các yêu cầu về thể loại (phương pháp nghị luận: giải thích, bình
luận, phân tích, chứng minh,...), tìm ý chính - phụ, lớn - nhỏ và định
hướng sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý, logic.


Khi
viết bài cần chú ý dùng từ ngữ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, nên
kết hợp linh hoạt nhiều kiểu câu để hành văn được uyển chuyển. Triển
khai các ý thành các đoạn văn đảm bảo việc chia đoạn, tách đoạn hợp lý,
giữa các câu, các đoạn không thể thiếu phần liên kết chuyển ý, chuyển
đoạn.


Cần
căn cứ yêu cầu, mức độ cụ thể của từng câu hỏi trong đề bài để phân bố
thời gian hợp lý giữa các câu sao cho sau khi viết xong bài phải còn ít
phút đọc lại bài, soát lỗi chính tả, dùng từ, viết câu,...


Nghị
luận xã hội thường tập trung vào 2 vấn đề: nghị luận về một tư tưởng
đạo lý hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tuy tư tưởng đạo lý và
hiện tượng đời sống là 2 vấn đề khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Những vấn đề tư tưởng đạo lý thường là những
vấn đề được xã hội quan tâm. Để làm tốt dạng câu hỏi này, các em cần đặc
biệt lưu ý: xác định chính xác vấn đề cần nghị luận;trước khi bàn luận
vấn đề cần giải thích khái niệm, nội dung vấn đề; trình bày thực trạng;
khẳng định và chỉ ra những biểu hiện đúng - sai, tốt - xấu, đáng được ca
ngợi hay phê phán,...; tác dụng hoặc tác hại của vấn đề đối với đời
sống; bàn bạc mở rộng vấn đề, chỉ rõ những biện pháp, giải pháp có tính
khả thi; ý nghĩa của vấn đề trong tình hình hiện nay. Bài nghị luận xã
hội rất coi trọng những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm cũng như bài học
mang tính riêng của cá nhân khi bàn luận vấn đề. Vì vậy, các em cần
trình bày ngắn gọn, mạch lạc, tránh hô hào chung chung hoặc liên hệ máy
móc.


Nghị
luận văn học thường tập trung vào 2 thể loại chính là: văn xuôi (chủ
yếu là truyện ngắn) và thơ. Câu hỏi này thường chiếm 50% số điểm toàn
bài. Vì vậy, cần dành thời gian thỏa đáng để ôn tập và rèn kỹ năng làm
kiểu bài này. Khi vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bàiphải luôn bám sát đặc trưng của từng thể loại sao cho vấn đề cần nghị luận được thể hiện nổi bật, giàu sức thuyết phục.



Với
văn xuôi, chủ yếu là truyện ngắn, các em nên chú ý đến tình huống
truyện, kết cấu tác phẩm, nhân vật, nhất là phải nhớ chi tiết. Nhất
thiết phải lập ý đại cương và trình bày ý một cách hệ thống, mạch lạc,
tránh kể lể, diễn xuôi nội dung tác phẩm; phải chú trọng nghệ thuật dẫn
chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ,... qua đó làm
nổi bật tư tưởng của tác giả, những thông điệp thẩm mỹ mà tác giả đã gửi
gắm, từ đó đánh giá giá trị của tác phẩm, những đóng góp của nhà văn
vào đời sống văn học và đời sống xã hội.
Với
thơ, yêu cầu quan trọng trước hết là nắm chắc cảm hứng trữ tình, phân
tích được những nét chính trong giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
thơ hoặc đoạn thơ. Khi
nghị luận về thơ không được bỏ qua hoàn cảnh sáng tác, tính chỉnh thể
nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của
tác phẩm đó. Đặc biệt nghị luận về một đoạn thơ không thể tách rời bài
thơ. Trong quá trình phân tích cần mở rộng so sánh, đối chiếu với tác
phẩm thơ cùng đề tài, chủ đề, hoặc những tác phẩm thơ khác của cùng tác
giả, cùng thời, trước hoặc sau khi tác phẩm ra đời,... từ đó khẳng định,
làm rõ sự sáng tạo, nét độc đáo mang phong cách riêng của mỗi nhà thơ.Trên
đây chỉ là những gợi ý có tính chất tham khảo. Để học, ôn và thi tốt
môn Ngữ văn trong chương trình THPT cần nhiều vấn đề liên quan khác như
kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt, hiểu biết về đời sống xã hội, tâm tư tình
cảm, cảm xúc thẩm mỹ,...


Rất mong các em có thể vận dụng sáng tạo một số lưu ý trên để làm bài thi tốt nhất. Chúc các em thành công!

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mr.[S]ói
Trả lời nhanh
Sun May 29, 2011 4:32 pm
♦..[T]hỏ..♦
♦..[T]hỏ..♦

Gia Lộc Pro !~

uh.thank ka nha.hiiiiiiiiiiiiiii
https://gialoc.forum.st/forum

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà ♦..[T]hỏ..♦
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết