Mon Jun 21, 2010 7:03 pm
Sức khoẻ của bà mẹ già nhất nhế giới đang suy giảm nghiêm trọng, chỉ 18 tháng sau khi sinh con ở tuổi 70.
Bà Rajo Devi và con gái Naveen.
Bà Rajo Devi cho hay sức khoẻ của bà trở nên quá yếu sau những rắc rối gặp phải từ ca thụ tinh trong ống nghiệm hồi năm 2008.
Thông tin về tình trạng sức khoẻ của bà Devi được tiết lộ sau khi có tin một phụ nữ 66 tuổi cũng nguời Ấn Độ, bà Bhateri Devi, đã trở thành bà mẹ già nhất thế giới sinh 3. Một số chuyên gia lo ngại rằng bà Devi có thể sẽ phải chịu chung số phận như bà Devi.
Cả hai phụ nữ đều mang thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nhiệm tại cùng một bệnh viện ở Ấn Độ sau khi không thể sinh con sau nhiều năm kết hôn. Phụ nữ vô sinh bị kỳ thị trong văn hoá Ấn Độ.
Bà Devi, hạ sinh bé gái Naveen hồi tháng 11/2008, giờ đây đang phải nằm liệt giường và yếu tới nỗi bà không thể bế nổi cô con gái nhỏ. Nhưng bà không hối tiếc vì đã sinh con. “Trong suốt cuộc đời tôi đã mơ ước có một đứa con. Nếu tôi có ốm yếu thì cũng không sao vì ít nhất tôi đã sống được tới ngày lên chức mẹ”.Bà Devi, hiện 72 tuổi, và người chồng Balla, 73 tuổi, là những nông dân nghèo sống tại ngôi làng Alewa thuộc bang Haryana, phía bắc thủ đô New Delhi. Sau gần 54 năm chung sống, họ đã vay mượn tiền để chi trả cho ca thụ tinh trong ống nghiệm tiêu tốn 3.000 USD.
Bà Devi và chồng đã phải chi 3.000 USD cho ca thụ tinh trong ống nghiệm.
Họ không hay biết về những nguy cơ khi sinh con ở độ tuổi cao như vậy. Bà Devi giờ đây đang ốm nặng, khiến người em gái Omi, 60 tuổi, phải tới để trông nom giúp bé Naveen.
“Omi đưa Naveen tới hôn tôi và tôi nói với bé tôi yêu con rất nhiều. Từ đầu tiên mà cô bé nói là "mẹ" và tôi vô cùng hạnh phúc khi nghe thấy từ đó”.
Bà Devi bị chảy máu bên trong và tử cung bị vỡ sau ca sinh mổ. Nhưng bà đã xem nhẹ lời khuyên của các bác sĩ là phải nghỉ ngơi trên giường thay vì suốt ngày đi vắt sữa trâu. Bà Devi cũng đã trải qua cuộc phẫu thuật khó khác để cắt một u nang tử cung. Cơ thể bà hiện chưa phục hồi sau 2 ca mổ và hiện bà phải uống thuốc giảm đau hàng ngày.Bà mẹ 66 tuổi sinh 3
Bà Bhateri Devi hạ sinh 3 người con hôm 29/5.
Bà Bhateri Devi hạ sinh 3 đứa con tại Trung tâm sinh sản quốc gia ở Hisar thuộc bang Haryana, nơi bà Rajo Devi thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau gần 44 năm lấy chồng nhưng không có con, bà Bhateri đã hạ sinh 2 bé gái và một bé trai hôm 29/5. Hiện 3 đứa trẻ sơ sinh đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo giấy khai sinh, bà Bhateri sinh ngày 21/5/1944. Bác sĩ Anurag Bishnoi cho hay, Bhateri là bà mẹ già nhất thế giới sinh 3. “Đây là lần đầu tiên bà ấy lên chức mẹ và đã mang thai sau 3 lần nỗ lực thụ tinh trong ống nghiệm”, bác sĩ nói. Hai lần thụ tinh trong ống nghiệm trước đó đã thất bại.
Deva Singh, 64 tuổi, chồng của bà Bhateri, nói: “Bà ấy đã thoả mãn mong ước có con của tôi và cho gia đình tôi một người nối dõi”.
“Bhateri là người vợ đầu của tôi. Sau khi bà ấy không có con, tôi đã kết hôn hai lần nữa nhưng cũng không có con. Giờ đây tôi rất hạnh phúc và sẵn sàng làm tất cả vì con cái”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng bất cứ phụ nữ nào trên 70 tuổi mang thai cũng gây nguy hiểm cho chính tính mạng của họ.
Bà Rajo Devi và con gái Naveen.
Bà Rajo Devi cho hay sức khoẻ của bà trở nên quá yếu sau những rắc rối gặp phải từ ca thụ tinh trong ống nghiệm hồi năm 2008.
Thông tin về tình trạng sức khoẻ của bà Devi được tiết lộ sau khi có tin một phụ nữ 66 tuổi cũng nguời Ấn Độ, bà Bhateri Devi, đã trở thành bà mẹ già nhất thế giới sinh 3. Một số chuyên gia lo ngại rằng bà Devi có thể sẽ phải chịu chung số phận như bà Devi.
Cả hai phụ nữ đều mang thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nhiệm tại cùng một bệnh viện ở Ấn Độ sau khi không thể sinh con sau nhiều năm kết hôn. Phụ nữ vô sinh bị kỳ thị trong văn hoá Ấn Độ.
Bà Devi, hạ sinh bé gái Naveen hồi tháng 11/2008, giờ đây đang phải nằm liệt giường và yếu tới nỗi bà không thể bế nổi cô con gái nhỏ. Nhưng bà không hối tiếc vì đã sinh con. “Trong suốt cuộc đời tôi đã mơ ước có một đứa con. Nếu tôi có ốm yếu thì cũng không sao vì ít nhất tôi đã sống được tới ngày lên chức mẹ”.Bà Devi, hiện 72 tuổi, và người chồng Balla, 73 tuổi, là những nông dân nghèo sống tại ngôi làng Alewa thuộc bang Haryana, phía bắc thủ đô New Delhi. Sau gần 54 năm chung sống, họ đã vay mượn tiền để chi trả cho ca thụ tinh trong ống nghiệm tiêu tốn 3.000 USD.
Bà Devi và chồng đã phải chi 3.000 USD cho ca thụ tinh trong ống nghiệm.
Họ không hay biết về những nguy cơ khi sinh con ở độ tuổi cao như vậy. Bà Devi giờ đây đang ốm nặng, khiến người em gái Omi, 60 tuổi, phải tới để trông nom giúp bé Naveen.
“Omi đưa Naveen tới hôn tôi và tôi nói với bé tôi yêu con rất nhiều. Từ đầu tiên mà cô bé nói là "mẹ" và tôi vô cùng hạnh phúc khi nghe thấy từ đó”.
Bà Devi bị chảy máu bên trong và tử cung bị vỡ sau ca sinh mổ. Nhưng bà đã xem nhẹ lời khuyên của các bác sĩ là phải nghỉ ngơi trên giường thay vì suốt ngày đi vắt sữa trâu. Bà Devi cũng đã trải qua cuộc phẫu thuật khó khác để cắt một u nang tử cung. Cơ thể bà hiện chưa phục hồi sau 2 ca mổ và hiện bà phải uống thuốc giảm đau hàng ngày.Bà mẹ 66 tuổi sinh 3
Bà Bhateri Devi hạ sinh 3 người con hôm 29/5.
Bà Bhateri Devi hạ sinh 3 đứa con tại Trung tâm sinh sản quốc gia ở Hisar thuộc bang Haryana, nơi bà Rajo Devi thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau gần 44 năm lấy chồng nhưng không có con, bà Bhateri đã hạ sinh 2 bé gái và một bé trai hôm 29/5. Hiện 3 đứa trẻ sơ sinh đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo giấy khai sinh, bà Bhateri sinh ngày 21/5/1944. Bác sĩ Anurag Bishnoi cho hay, Bhateri là bà mẹ già nhất thế giới sinh 3. “Đây là lần đầu tiên bà ấy lên chức mẹ và đã mang thai sau 3 lần nỗ lực thụ tinh trong ống nghiệm”, bác sĩ nói. Hai lần thụ tinh trong ống nghiệm trước đó đã thất bại.
Deva Singh, 64 tuổi, chồng của bà Bhateri, nói: “Bà ấy đã thoả mãn mong ước có con của tôi và cho gia đình tôi một người nối dõi”.
“Bhateri là người vợ đầu của tôi. Sau khi bà ấy không có con, tôi đã kết hôn hai lần nữa nhưng cũng không có con. Giờ đây tôi rất hạnh phúc và sẵn sàng làm tất cả vì con cái”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng bất cứ phụ nữ nào trên 70 tuổi mang thai cũng gây nguy hiểm cho chính tính mạng của họ.
Dân trí