Mon Jul 09, 2012 2:58 pm
Bạn sẽ có tiền rủng rỉnh và góp nhặt kinh nghiệm thương trường. Nhưng liệu bạn đã có cái nhìn đúng đắn về việc làm thêm chưa?
Tham việc quá mức
Teen bây giờ gặp nhau, bên cạnh việc hỏi han về học hành và chuyện tình cảm, câu quen thuộc thường được đề cập là: “Đang làm gì thế?” như là một niềm tự hào, khẳng định một bước tiến mới, chứng tỏ được bản thân và phần nào đưa teen đến những dự định lớn lao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm chủ được thời gian lẫn định hướng của mình một cách chắc chắn.
Ngay từ năm nhất, V. Tú (ĐH KT) đã bận túi bụi với rất nhiều công việc làm thêm. Khỏi nói thì cũng biết tên cậu luôn có mặt trong rất nhiều những đầu việc, hồ sơ luôn rải ở khắp các “mặt trận”. Tú “đắt show” tới mức khi lên năm thứ 2 thì chẳng còn thời gian dành cho việc học nữa. Thời gian lên lớp thưa dần rồi mất hẳn, chỉ đến các kỳ thi mới cuống cuồng photo bài vở.
Nhưng vì thiếu sự đầu tư cho việc học hành, Tú không thể nào tích lũy đủ lượng kiến thức phục vụ cho thi cử, kết quả là phải học lại rất nhiều môn với khóa dưới. Đến năm cuối, khi các bạn trong lớp đã đâu vào đấy, việc nọ việc kia thì Tú vẫn cặm cụi với các môn còn nợ mà không kịp tốt nghiệp. Số tiền làm thêm tính ra cũng chỉ đủ để đăng ký học tới học lui theo một vòng luẩn quẩn mà thôi.
Phân vân giữa học và làm
Định hướng rõ ràng rằng chuyện học là quan trọng, làm thêm chỉ là để tích luỹ kinh nghiệm phục vụ cho học hành. Tuy vậy, không ít trường hợp teen bắt đầu lung lay suy nghĩ, và lại phân vân chọn lựa giữa học và làm khi bắt tay vào làm thêm.
N. Nga (ĐH Huflit) sau khi học xong năm thứ 2, với bảng thành tích đẹp đã nhanh chóng tìm được việc làm trong một công ty tư nhân. Cô nàng khá hồ hởi khi “ấm chỗ” trong lúc bạn bè còn loay hoay với gia sư hay phục vụ. Mức lương 3 triệu cũng khá lớn so với một sinh viên chưa ra trường.
Thời gian đầu khá ổn, cho đến khi công ty bắt đầu vào mùa sản xuất, thời gian của Nga đến lớp bị cắt xén thảm thương. Rồi khi không thể gồng gánh hai việc cùng lúc, Nga tự nhủ: “Học xong cũng phải ra trường đi làm, huống chi khối người tốt nghiệp rồi mà vẫn thất nghiệp đấy thôi!”, nên quyết định ngừng hẳn việc học ở trường.
Sau 2 năm, trong khi bạn bè ra trường và có cơ hội thăng tiến cao hơn, Nga vẫn chỉ quanh quẩn với công việc cũ. “Chán quá rồi mà không thể nghỉ, bây giờ đi xin việc chỗ khác sao được khi bằng cấp mình còn dang dở. Ở lại làm thì lương chỉ xoay quanh cái mức ngày xưa vì với họ mình vẫn chỉ là một đứa sinh viên chưa có bằng…” – Nga chia sẻ.
Làm thêm không chọn lọc
Bên cạnh việc làm thêm để xoay xở chi phí học hành, chi tiêu, không ít lý do teen chọn khi làm thêm là tích luỹ kinh nghiệm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng tỉnh táo để chọn lọc được.
Do khả năng sắp xếp thời gian rất khoa học, T. Diễm (ĐH XHNV) có hồ sơ công việc cực kỳ hoành tráng khi cô nàng kiêm nhiệm nhiều công việc part-time cùng một lúc. Ngoài giờ học, cứ hễ rảnh ra một lúc là Diễm lập tức chèn thời gian làm thêm vào luôn. Sáng đi học trên lớp, còn thời gian từ đầu giờ chiều đến tối mịt là Diễm dành cho công việc. Đầu tiên là gia sư tiếng Anh cho một nhóc cấp 1 gần nhà, kế đến là phuc vụ cho một tiệm cafe, chăm sóc shop online của mình, lấy hàng, giao hàng cho khách, chưa kể còn là cộng tác viên cho một tờ báo tuổi teen khác. Ngày nào cũng tất bật với công việc học hành từ sáng đến tận 11 giờ đêm mới về nhà.
Gần đây, khi Diễm tốt nghiệp ĐH và ứng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ công chúng của một công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, cô bạn bị loại ngay ở vòng hồ sơ. Lý do nhà tuyển dụng đưa ra là cô nàng liệt kê rất nhiều công việc làm thêm kín cả trang giấy, nhưng thật sự không ấn tượng gì nhiều vì những việc ấy không liên quan tới lĩnh vực mà công ty đang yêu cầu.
Hãy tập cho mình suy nghĩ: “Mình đang chuẩn bị cho tương lai! Trong CV sẽ có những kinh nghiệm làm part-time và nó phục vụ cho công việc sau này”. Đừng lao theo số lượng công việc mà quên rằng nó chẳng giúp gì được cho bạn về sau.
Nếu muốn cân bằng công việc làm thêm với việc học tập, teen cần lập được thời gian biểu cụ thể để bố trí công viêc hợp lý sao cho việc học ít bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu ngành nghề mình yêu thích để lựa chọn các công việc part-time bổ trợ cho nghề đó sau này bạn nhé!
Nguồn : Kênh14
Tham việc quá mức
Teen bây giờ gặp nhau, bên cạnh việc hỏi han về học hành và chuyện tình cảm, câu quen thuộc thường được đề cập là: “Đang làm gì thế?” như là một niềm tự hào, khẳng định một bước tiến mới, chứng tỏ được bản thân và phần nào đưa teen đến những dự định lớn lao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm chủ được thời gian lẫn định hướng của mình một cách chắc chắn.
Ngay từ năm nhất, V. Tú (ĐH KT) đã bận túi bụi với rất nhiều công việc làm thêm. Khỏi nói thì cũng biết tên cậu luôn có mặt trong rất nhiều những đầu việc, hồ sơ luôn rải ở khắp các “mặt trận”. Tú “đắt show” tới mức khi lên năm thứ 2 thì chẳng còn thời gian dành cho việc học nữa. Thời gian lên lớp thưa dần rồi mất hẳn, chỉ đến các kỳ thi mới cuống cuồng photo bài vở.
Nhưng vì thiếu sự đầu tư cho việc học hành, Tú không thể nào tích lũy đủ lượng kiến thức phục vụ cho thi cử, kết quả là phải học lại rất nhiều môn với khóa dưới. Đến năm cuối, khi các bạn trong lớp đã đâu vào đấy, việc nọ việc kia thì Tú vẫn cặm cụi với các môn còn nợ mà không kịp tốt nghiệp. Số tiền làm thêm tính ra cũng chỉ đủ để đăng ký học tới học lui theo một vòng luẩn quẩn mà thôi.
Phân vân giữa học và làm
Định hướng rõ ràng rằng chuyện học là quan trọng, làm thêm chỉ là để tích luỹ kinh nghiệm phục vụ cho học hành. Tuy vậy, không ít trường hợp teen bắt đầu lung lay suy nghĩ, và lại phân vân chọn lựa giữa học và làm khi bắt tay vào làm thêm.
N. Nga (ĐH Huflit) sau khi học xong năm thứ 2, với bảng thành tích đẹp đã nhanh chóng tìm được việc làm trong một công ty tư nhân. Cô nàng khá hồ hởi khi “ấm chỗ” trong lúc bạn bè còn loay hoay với gia sư hay phục vụ. Mức lương 3 triệu cũng khá lớn so với một sinh viên chưa ra trường.
Thời gian đầu khá ổn, cho đến khi công ty bắt đầu vào mùa sản xuất, thời gian của Nga đến lớp bị cắt xén thảm thương. Rồi khi không thể gồng gánh hai việc cùng lúc, Nga tự nhủ: “Học xong cũng phải ra trường đi làm, huống chi khối người tốt nghiệp rồi mà vẫn thất nghiệp đấy thôi!”, nên quyết định ngừng hẳn việc học ở trường.
Sau 2 năm, trong khi bạn bè ra trường và có cơ hội thăng tiến cao hơn, Nga vẫn chỉ quanh quẩn với công việc cũ. “Chán quá rồi mà không thể nghỉ, bây giờ đi xin việc chỗ khác sao được khi bằng cấp mình còn dang dở. Ở lại làm thì lương chỉ xoay quanh cái mức ngày xưa vì với họ mình vẫn chỉ là một đứa sinh viên chưa có bằng…” – Nga chia sẻ.
Làm thêm không chọn lọc
Bên cạnh việc làm thêm để xoay xở chi phí học hành, chi tiêu, không ít lý do teen chọn khi làm thêm là tích luỹ kinh nghiệm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng tỉnh táo để chọn lọc được.
Do khả năng sắp xếp thời gian rất khoa học, T. Diễm (ĐH XHNV) có hồ sơ công việc cực kỳ hoành tráng khi cô nàng kiêm nhiệm nhiều công việc part-time cùng một lúc. Ngoài giờ học, cứ hễ rảnh ra một lúc là Diễm lập tức chèn thời gian làm thêm vào luôn. Sáng đi học trên lớp, còn thời gian từ đầu giờ chiều đến tối mịt là Diễm dành cho công việc. Đầu tiên là gia sư tiếng Anh cho một nhóc cấp 1 gần nhà, kế đến là phuc vụ cho một tiệm cafe, chăm sóc shop online của mình, lấy hàng, giao hàng cho khách, chưa kể còn là cộng tác viên cho một tờ báo tuổi teen khác. Ngày nào cũng tất bật với công việc học hành từ sáng đến tận 11 giờ đêm mới về nhà.
Gần đây, khi Diễm tốt nghiệp ĐH và ứng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ công chúng của một công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, cô bạn bị loại ngay ở vòng hồ sơ. Lý do nhà tuyển dụng đưa ra là cô nàng liệt kê rất nhiều công việc làm thêm kín cả trang giấy, nhưng thật sự không ấn tượng gì nhiều vì những việc ấy không liên quan tới lĩnh vực mà công ty đang yêu cầu.
Hãy tập cho mình suy nghĩ: “Mình đang chuẩn bị cho tương lai! Trong CV sẽ có những kinh nghiệm làm part-time và nó phục vụ cho công việc sau này”. Đừng lao theo số lượng công việc mà quên rằng nó chẳng giúp gì được cho bạn về sau.
Nếu muốn cân bằng công việc làm thêm với việc học tập, teen cần lập được thời gian biểu cụ thể để bố trí công viêc hợp lý sao cho việc học ít bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu ngành nghề mình yêu thích để lựa chọn các công việc part-time bổ trợ cho nghề đó sau này bạn nhé!
Nguồn : Kênh14