Mon Aug 01, 2011 8:21 pm
Hình ảnh cậu bé 10 tuổi duỗi chân ra lệnh cho ông nội 70 tuổi còng lưng buộc lại dây giày cho mình đã làm dấy lên nỗi bi kịch "con một" trong xã hội Trung Quốc hiện nay.
Theo luật kế hoạch hóa gia đình tại Trung Quốc, mỗi gia đình chỉ được có một con duy nhất, nên hiện trạng gia đình con một tại Trung Quốc đang rất phổ biến, đặc biệt là tại những thành phố lớn. Mặc dù vậy, cho đến nay nhiều người dân Trung Quốc cũng đã cảm thấy lo lắng trước bi kịch con một tại đất nước mình.
Một phụ nữ đã lên mạng chia sẻ câu chuyện mà mình được chứng kiến cũng như mối lo lắng về thực trạng con một tại Trung Quốc: "Hôm đó khoảng tầm 4h chiều, tôi tới trường học đón con gái. Trong lúc đợi cháu ở cổng trường, tôi trông thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi thắt khăn quàng đỏ nhảy nhót chạy tới. Cậu bé vừa chạy vừa chơi những tờ bìa hoạt hình, trong khi có một ông lão khoảng gần 70 tuổi đang đứng ngóng cậu bé. Ông lão này chắc là ông của cậu bé. Sau khi hai ông cháu gặp nhau, cậu bé vẫn không ngừng chơi những tờ bìa, lo cho cháu bị vấp ngã, ông lão đã vừa đi vừa túm túm áo cháu. Chưa đi được mấy bước, ông lão đã giữ áo cậu bé lại nhắc nhở: 'Dây giày tuột rồi kìa, thắt lại đã rồi chơi tiếp'.
Nhưng cậu bé không những không cúi người xuống thắt dây giày mà còn không buồn nhìn ông lấy một cái. Cậu ta duỗi thẳng chân ra, buông một câu: 'Thắt cho cháu'. Ông lão có chút sững sờ, nhưng đứa cháu trai vẫn mê mải với những hình hoạt hình và còn có chút bực dọc, thúc giục ông 'thắt đi'.
Ông lão không nói thêm gì nữa, cúi người xuống buộc lại dây giày cho cháu, còn cậu bé thì thản nhiên đứng duỗi chân cho ông lão còng lưng cắm cúi xuống chiếc giày. Tôi đã nhanh tay chụp lại được khoảnh khắc này. Mỗi lần nhớ lại hay nhìn lại tấm ảnh, tôi đều cảm thấy thật khó chịu. Rút cuộc ai là người sai, bản thân tôi cũng đang trăn trở tự hỏi lòng".
Đoạn tâm sự trên diễn đàn này đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Nhiều độc giả đã tỏ ra bức xúc và lo lắng trước sự ích kỷ của con trẻ ngày nay. Đồng thời, sự việc trên cũng châm ngòi cho những tranh luận gay gắt quanh chủ đề "con một" tại Trung Quốc.
Độc giả Lưu Khiết lên tiếng: “Sự vô tâm và ích kỉ của trẻ con ngày nay thật đáng sợ, đặc biệt là với thế hệ con một đặc trưng tại Trung Quốc. Trước mắt, chúng ích kỉ với người thân. Sau này sẽ là với người ngoài và cả xã hội”.
Nhiều độc giả trẻ tuổi còn có phần gay gắt: “Nếu là tôi, tôi sẽ cho thằng bé láo xược này một cái tát”.
Một độc giả trung niên lại ôn hòa hơn: “Chúng ta không nên chỉ trách mắng con trẻ. Ngược lại, phụ huynh cần nhìn lại cách nuôi dạy con của bản thân mình. Có lẽ con trẻ chỉ là vô ý hoặc do quá mải chơi, điều này có thể hiểu được. Nhưng những năm gần đây, giáo dục dường như càng ngày càng kém hiệu quả, bởi vậy phụ huynh không nên dung tha để con trẻ tạo thành những thói quen xấu, để đến khi chúng trưởng thành lại hành xử lại với chính cha mẹ như vậy. Đến lúc đó ân hận thì quá muộn”.
Một độc giả cao tuổi bày tỏ thái độ thấu hiểu và cảm thông cho "bi kịch con một" này: "Hiện giờ mọi người đều nhận định vấn đề theo quan điểm khách quan của người ngoài cuộc. Nhưng tôi tin rằng hơn một nửa cha mẹ và ông bà đều đồng ý buộc dây giày cho con cháu hoặc làm những việc tương tự vừa sức với chúng mà chúng không chịu làm. Đây cũng có thể coi là thiên tính của những người làm cha mẹ, đặc biệt là với người già, rất yêu chiều con trẻ, và ở Trung Quốc thì còn đặc biệt hơn vì nhiều người thích cháu trai".
Các nhà tâm lý, giáo dục của Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm lo ngại trước sự xuống dốc về tư duy và lòng hiếu thảo của thế hệ 8X, 9X con một hiện nay tại Trung Quốc.
Theo luật kế hoạch hóa gia đình tại Trung Quốc, mỗi gia đình chỉ được có một con duy nhất, nên hiện trạng gia đình con một tại Trung Quốc đang rất phổ biến, đặc biệt là tại những thành phố lớn. Mặc dù vậy, cho đến nay nhiều người dân Trung Quốc cũng đã cảm thấy lo lắng trước bi kịch con một tại đất nước mình.
Một phụ nữ đã lên mạng chia sẻ câu chuyện mà mình được chứng kiến cũng như mối lo lắng về thực trạng con một tại Trung Quốc: "Hôm đó khoảng tầm 4h chiều, tôi tới trường học đón con gái. Trong lúc đợi cháu ở cổng trường, tôi trông thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi thắt khăn quàng đỏ nhảy nhót chạy tới. Cậu bé vừa chạy vừa chơi những tờ bìa hoạt hình, trong khi có một ông lão khoảng gần 70 tuổi đang đứng ngóng cậu bé. Ông lão này chắc là ông của cậu bé. Sau khi hai ông cháu gặp nhau, cậu bé vẫn không ngừng chơi những tờ bìa, lo cho cháu bị vấp ngã, ông lão đã vừa đi vừa túm túm áo cháu. Chưa đi được mấy bước, ông lão đã giữ áo cậu bé lại nhắc nhở: 'Dây giày tuột rồi kìa, thắt lại đã rồi chơi tiếp'.
Nhưng cậu bé không những không cúi người xuống thắt dây giày mà còn không buồn nhìn ông lấy một cái. Cậu ta duỗi thẳng chân ra, buông một câu: 'Thắt cho cháu'. Ông lão có chút sững sờ, nhưng đứa cháu trai vẫn mê mải với những hình hoạt hình và còn có chút bực dọc, thúc giục ông 'thắt đi'.
Ông lão không nói thêm gì nữa, cúi người xuống buộc lại dây giày cho cháu, còn cậu bé thì thản nhiên đứng duỗi chân cho ông lão còng lưng cắm cúi xuống chiếc giày. Tôi đã nhanh tay chụp lại được khoảnh khắc này. Mỗi lần nhớ lại hay nhìn lại tấm ảnh, tôi đều cảm thấy thật khó chịu. Rút cuộc ai là người sai, bản thân tôi cũng đang trăn trở tự hỏi lòng".
Đoạn tâm sự trên diễn đàn này đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Nhiều độc giả đã tỏ ra bức xúc và lo lắng trước sự ích kỷ của con trẻ ngày nay. Đồng thời, sự việc trên cũng châm ngòi cho những tranh luận gay gắt quanh chủ đề "con một" tại Trung Quốc.
Độc giả Lưu Khiết lên tiếng: “Sự vô tâm và ích kỉ của trẻ con ngày nay thật đáng sợ, đặc biệt là với thế hệ con một đặc trưng tại Trung Quốc. Trước mắt, chúng ích kỉ với người thân. Sau này sẽ là với người ngoài và cả xã hội”.
Nhiều độc giả trẻ tuổi còn có phần gay gắt: “Nếu là tôi, tôi sẽ cho thằng bé láo xược này một cái tát”.
Một độc giả trung niên lại ôn hòa hơn: “Chúng ta không nên chỉ trách mắng con trẻ. Ngược lại, phụ huynh cần nhìn lại cách nuôi dạy con của bản thân mình. Có lẽ con trẻ chỉ là vô ý hoặc do quá mải chơi, điều này có thể hiểu được. Nhưng những năm gần đây, giáo dục dường như càng ngày càng kém hiệu quả, bởi vậy phụ huynh không nên dung tha để con trẻ tạo thành những thói quen xấu, để đến khi chúng trưởng thành lại hành xử lại với chính cha mẹ như vậy. Đến lúc đó ân hận thì quá muộn”.
Một độc giả cao tuổi bày tỏ thái độ thấu hiểu và cảm thông cho "bi kịch con một" này: "Hiện giờ mọi người đều nhận định vấn đề theo quan điểm khách quan của người ngoài cuộc. Nhưng tôi tin rằng hơn một nửa cha mẹ và ông bà đều đồng ý buộc dây giày cho con cháu hoặc làm những việc tương tự vừa sức với chúng mà chúng không chịu làm. Đây cũng có thể coi là thiên tính của những người làm cha mẹ, đặc biệt là với người già, rất yêu chiều con trẻ, và ở Trung Quốc thì còn đặc biệt hơn vì nhiều người thích cháu trai".
Các nhà tâm lý, giáo dục của Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm lo ngại trước sự xuống dốc về tư duy và lòng hiếu thảo của thế hệ 8X, 9X con một hiện nay tại Trung Quốc.