Wed Jul 13, 2011 7:55 am
Lâu nay, những câu chuyện “sai lầm” của một số bác sĩ (BS) đối với bệnh
nhân đã không còn mới. Từ việc chẩn đoán, xét nghiệm nhầm đến mổ nhầm,
bỏ quên dụng cụ trong cơ thể… không còn là hy hữu.
Đó dường như không đơn thuần là vấn đề chuyên môn kém mà có thể nói
là sự vô trách nhiệm và cẩu thả của một bộ phận những người trong ngành
y.
Từ vụ nạn nhân nữ chết oan tại Cà Mau vừa qua, xin nhắc lại một số vụ
việc đau lòng của một số bệnh nhân khi tham gia khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế của tỉnh này.
Anh Nguyễn Hải Triều, với cái chân bị cưa của mình
Cũng không quá ngạc nhiên khi kết cục
cuối cùng của những câu chuyện dưới đây đều cùng một "mẫu số": bệnh nhân
luôn chịu thiệt, còn BS và cơ sở y thế thì bình an vô sự. Sự tắc trách
và vô trách nhiệm của các y, BS ở đây không hề bị sự trừng phạt hay răn
đe nào của pháp luật.
Từ đau bụng đến mất một cánh tay
Ngày 25-1-1993, anh Trương Minh Tuấn, ngụ thị trấn Thới Bình, (huyện
Thới Bình) thấy bụng đau dữ dội nên đến Trung tâm Y tế huyện này khám.
Tại đây, anh được các bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày.
Tuy nhiên, đến ngày 28-1-1993, êkíp trực gồm: BS N.T.T, y tá N.K.T và y
tá C. sau khi khám bệnh cho toa thuốc, rồi đích thân y tá T. chích cho
anh Tuấn một mũi thuốc có hiệu Pipolphene.
Đến 13 giờ 30 cùng ngày, cánh tay phải của anh Tuấn từ đỏ bầm đã đen
sẫm, lúc này Trung tâm Y tế mới huy động BS đến chẩn đoán nhưng cũng
không tìm được lời giải đáp. Đến 16 giờ, anh Tuấn phải chuyển viện lên
tuyến trên bằng phương tiện tự túc.
Đến nơi, cánh tay anh Tuấn đã bị hoại
tử, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ cánh tay phải. Anh Tuấn bị thương
tật 65%, nhưng vụ việc chỉ được ra tòa với vụ án dân sự.
Được biết, thuốc Pipolphene có hàm lượng độc tố cao. Trong trường hợp
cấp cứu đặc biệt thì mới dùng loại thuốc này, nhưng chỉ được chích vào
cơ thịt người bệnh chứ không được chích vào mạch máu.
Phải mất 13 năm sau (tức năm 2006), anh Tuấn mới chính thức nhận được số
tiền bồi thường 62,56 triệu đồng từ Trung tâm y tế huyện. Trong khi đó,
các y, BS thăm khám có liên quan đến sự việc của anh thì không hề bị
điều tra hay truy cứu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây nên.
Bệnh nhân tự ý, bệnh viện vô can?
Mới đây nhất là trường hợp của anh Nguyễn Hải Triều, 27 tuổi, cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Cái Nước (Cà Mau).
Theo lời kể của anh Triều, ngày 30-4-2011, trên đường từ Đầm Dơi ra TP
Cà Mau, anh Triều bị va quẹt xe máy. Vụ tai nạn này khiến chân trái anh
bị sưng to ở ống quyển, gần vùng đầu gối.
Anh được người nhà đưa ra Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Cà Mau cấp cứu.
Ban đầu, BS chụp X-quang và chẩn đoán anh bị trật khớp gối, khả năng đứt
dây chằng cao. Sau đó, anh được chuyển vào khoa Ngoại chấn thương và
được các bác sĩ chỉnh gối, bó bột.
Đến chiều cùng ngày, chân anh có hiện tượng tím tái và mất cảm giác. Các
BS tiếp tục thăm, khám, chụp X-quang lần 2. BS cho rằng bó bột chặt
quá, máu khó lưu thông xuống chân nên có hiện tượng như vậy.
Đến 22 giờ ngày 1-5-2011, thấy diễn biến
bệnh nặng thêm và không chịu nổi với cách điều trị tại đây, gia đình
anh Triều đã cương quyết chuyển anh đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.
Tại BV Chợ Rẫy, các BS kết luận 1/3 dưới chân trái của anh Triều đã bị
hoại tử, do tổn thương động mạch kheo mà không được điều trị kịp thời.
Do đó anh Triều được phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử (1/3 chân trái).
Tuy nhiên, câu trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà Mau lại kết
luận rằng trong thời gian từ khi bệnh nhân nhập viện (10 giờ ngày 30-4
đến lúc "trốn viện" 21 giờ ngày 1-5), BV chưa ghi nhận anh Triều bị đứt
động mạch kheo.
Do đó, BV cho rằng sự cố bị cưa chân của anh Triều có khả năng trong quá
trình bỏ viện lên tuyến trên đã gây trật khớp gối lần thứ 2, dẫn đến
tổn thương động mạch kheo nặng hơn khiến tuyến trên không thể dưỡng được
chân.
Không đồng tình với cách trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà
Mau, anh Triều tiếp tục làm đơn nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp.
Vụ việc đến nay vẫn phải kéo dài trong khi anh Hải Triều đã mất đi gần
như một chân.
nhân đã không còn mới. Từ việc chẩn đoán, xét nghiệm nhầm đến mổ nhầm,
bỏ quên dụng cụ trong cơ thể… không còn là hy hữu.
Đó dường như không đơn thuần là vấn đề chuyên môn kém mà có thể nói
là sự vô trách nhiệm và cẩu thả của một bộ phận những người trong ngành
y.
Từ vụ nạn nhân nữ chết oan tại Cà Mau vừa qua, xin nhắc lại một số vụ
việc đau lòng của một số bệnh nhân khi tham gia khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế của tỉnh này.
Anh Nguyễn Hải Triều, với cái chân bị cưa của mình
Cũng không quá ngạc nhiên khi kết cục
cuối cùng của những câu chuyện dưới đây đều cùng một "mẫu số": bệnh nhân
luôn chịu thiệt, còn BS và cơ sở y thế thì bình an vô sự. Sự tắc trách
và vô trách nhiệm của các y, BS ở đây không hề bị sự trừng phạt hay răn
đe nào của pháp luật.
Từ đau bụng đến mất một cánh tay
Ngày 25-1-1993, anh Trương Minh Tuấn, ngụ thị trấn Thới Bình, (huyện
Thới Bình) thấy bụng đau dữ dội nên đến Trung tâm Y tế huyện này khám.
Tại đây, anh được các bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày.
Tuy nhiên, đến ngày 28-1-1993, êkíp trực gồm: BS N.T.T, y tá N.K.T và y
tá C. sau khi khám bệnh cho toa thuốc, rồi đích thân y tá T. chích cho
anh Tuấn một mũi thuốc có hiệu Pipolphene.
Đến 13 giờ 30 cùng ngày, cánh tay phải của anh Tuấn từ đỏ bầm đã đen
sẫm, lúc này Trung tâm Y tế mới huy động BS đến chẩn đoán nhưng cũng
không tìm được lời giải đáp. Đến 16 giờ, anh Tuấn phải chuyển viện lên
tuyến trên bằng phương tiện tự túc.
Phải mất 13 năm sau (tức năm 2006), anh Tuấn mới chính thức nhận được số tiền bồi thường 62,56 triệu đồng từ Trung tâm y tế huyện. |
Đến nơi, cánh tay anh Tuấn đã bị hoại
tử, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ cánh tay phải. Anh Tuấn bị thương
tật 65%, nhưng vụ việc chỉ được ra tòa với vụ án dân sự.
Được biết, thuốc Pipolphene có hàm lượng độc tố cao. Trong trường hợp
cấp cứu đặc biệt thì mới dùng loại thuốc này, nhưng chỉ được chích vào
cơ thịt người bệnh chứ không được chích vào mạch máu.
Phải mất 13 năm sau (tức năm 2006), anh Tuấn mới chính thức nhận được số
tiền bồi thường 62,56 triệu đồng từ Trung tâm y tế huyện. Trong khi đó,
các y, BS thăm khám có liên quan đến sự việc của anh thì không hề bị
điều tra hay truy cứu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây nên.
Bệnh nhân tự ý, bệnh viện vô can?
Mới đây nhất là trường hợp của anh Nguyễn Hải Triều, 27 tuổi, cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Cái Nước (Cà Mau).
Theo lời kể của anh Triều, ngày 30-4-2011, trên đường từ Đầm Dơi ra TP
Cà Mau, anh Triều bị va quẹt xe máy. Vụ tai nạn này khiến chân trái anh
bị sưng to ở ống quyển, gần vùng đầu gối.
Anh được người nhà đưa ra Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Cà Mau cấp cứu.
Ban đầu, BS chụp X-quang và chẩn đoán anh bị trật khớp gối, khả năng đứt
dây chằng cao. Sau đó, anh được chuyển vào khoa Ngoại chấn thương và
được các bác sĩ chỉnh gối, bó bột.
Đến chiều cùng ngày, chân anh có hiện tượng tím tái và mất cảm giác. Các
BS tiếp tục thăm, khám, chụp X-quang lần 2. BS cho rằng bó bột chặt
quá, máu khó lưu thông xuống chân nên có hiện tượng như vậy.
Đến 22 giờ ngày 1-5-2011, thấy diễn biến
bệnh nặng thêm và không chịu nổi với cách điều trị tại đây, gia đình
anh Triều đã cương quyết chuyển anh đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.
Tại BV Chợ Rẫy, các BS kết luận 1/3 dưới chân trái của anh Triều đã bị
hoại tử, do tổn thương động mạch kheo mà không được điều trị kịp thời.
Do đó anh Triều được phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử (1/3 chân trái).
Tuy nhiên, câu trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà Mau lại kết
luận rằng trong thời gian từ khi bệnh nhân nhập viện (10 giờ ngày 30-4
đến lúc "trốn viện" 21 giờ ngày 1-5), BV chưa ghi nhận anh Triều bị đứt
động mạch kheo.
Do đó, BV cho rằng sự cố bị cưa chân của anh Triều có khả năng trong quá
trình bỏ viện lên tuyến trên đã gây trật khớp gối lần thứ 2, dẫn đến
tổn thương động mạch kheo nặng hơn khiến tuyến trên không thể dưỡng được
chân.
Không đồng tình với cách trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà
Mau, anh Triều tiếp tục làm đơn nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp.
Vụ việc đến nay vẫn phải kéo dài trong khi anh Hải Triều đã mất đi gần
như một chân.