Tue Jul 05, 2011 3:28 pm
TT - Thủy, kỹ thuật viên (KTV) cơ sở matxa TN, lao ra từ phòng matxa, tay cầm đôi giày cao gót, tay kia gạt nước mắt rơi lã chã: “Thằng khốn nạn, nó thọc cả bàn tay vào ngực tao, đau đến điếng người”.
Phút giải lao của các cô gái matxa - Ảnh: Tâm Lụa
Cạnh đó, bà Ngân - quản lý cơ sở matxa TN (Dĩ An, Bình Dương) - lên tiếng: “Khóc làm gì, khi có tiền sao không thấy khóc? Đứa nào làm ở đây mà chẳng bị khách quậy cho tơi tả. Không cho nó quậy dễ gì nó cho tiền”, bà Ngân dứt lời, hơn 40 KTV trong phòng lặng thinh.
Chốn buồn
Ngày tới xin việc tại đây, khi nghe quản lý bảo “vào làm phải ở lại 24/24, mỗi tháng mới được ra ngoài một lần”, tôi rợn gáy, tưởng tượng đủ mọi tình huống xấu nhất xảy ra: bóc lột sức lao động, giam hãm, đánh đập... Thậm chí tôi và đồng nghiệp đã lên những phương án giải cứu và hỗ trợ cụ thể nhất trong tình huống xấu nhất. Và dù đã chuẩn bị trước tinh thần, nhưng khi đi giữa lối đi sâu hun hút để vào căn phòng chật chội lộn xộn đồ đạc, khi những ánh mắt đờ đẫn vì thiếu ngủ lướt qua mình một cách hờ hững, tôi không sao tránh được cảm giác lạnh buốt nơi sống lưng!
Biết tôi là “ma mới”, Thủy bảo: “Ở đây, thêm một người là thêm một đối thủ. Vì thêm người là phải chia “tua”, chia phần ăn, chia chỗ nằm, chia nhà vệ sinh... Trong khi điều kiện sống ở đây vốn đã chật chội nên chẳng ai thích đâu!”.
...Hơn 3g sáng. Đường phố vắng lặng. Khách thưa dần. Những cô gái ở cơ sở matxa L, đường Sư Vạn Hạnh, TP.HCM, mới được nghỉ ngơi đôi chút, một số tranh thủ đi nấu mì ăn, một số đổ sập người nằm mê man trên nền gạch lạnh. Vài người ngồi đốt thuốc lá phì phèo.
Ở cơ sở L, mỗi ngày chúng tôi làm 12 tiếng, hết ca lại về. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, u ám của KTV ở cơ sở TN, những nữ nhân viên ở cơ sở L có nhiều niềm vui: họ kéo nhau đi mua sắm, đi nhậu, đi bar thâu đêm suốt sáng. Ai cũng sôi nổi nói chuyện, đùa với nhau rổn rảng, thỉnh thoảng lại rú lên cười ngặt nghẽo, những nụ cười như vô thức.
Buổi sáng khi tan ca, My kéo chúng tôi tới một quán nhậu lề đường. Cô rót bia liên tục, chảy tràn cả ly. “Tối qua em gặp chính bạn trai của mình tại phòng matxa. Anh ngỡ ngàng và tức giận tới mức chỉ hét lên một câu “rốt cuộc em là gái matxa sao” rồi quay bước đi như chạy. Gái matxa thì sao chứ? Người ta khinh bỉ gái matxa sao vẫn còn tìm đến?”. Tôi không biết trả lời thế nào trước câu hỏi của My. Tôi nhớ tất cả KTV matxa đều bảo nhau: “Làm nghề này nên giấu, đừng cho ai biết, kể cả bạn bè và người thân. Họ khinh bỉ mình lắm”. Từ hôm đó tôi thấy My nhậu, đi bar với các KTV khác nhiều hơn. Cô bắt đầu thử chơi đập đá (một thứ chất ma túy gây nghiện) với một vài người.
Giá trị của một bông hoa
Mỗi cô gái matxa có một câu chuyện đời riêng. Người đi làm nuôi chồng con, người giúp cha mẹ cất lại mái nhà xiêu vẹo, có người phải kiếm tiền để trả giá cho những ngày ăn chơi trượt dài... Trong cơn say, Vy, KTV của cơ sở L, bấm điện thoại gọi cho con trai. Đứa con mới 5 tuổi đã xa mẹ bốn năm. Mỗi lần gặp Vy nó chào bằng “chị”. Vy cũng xưng chị em với con nghe tự nhiên như gió thoảng: “Em ngoan rồi hè chị cho đi Sài Gòn chơi, chị mua cho nhiều thức ăn ngon, quần áo đẹp”. Giọng con trai gọi “chị Vy, chị Vy” lảnh lót qua điện thoại. Vy cúp máy. Nước mắt cô rơi lem trên gương mặt đầy son phấn!
Những cô gái tại cơ sở matxa B, đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, đều có một quyển sổ ghi tiền “boa” trong ngày, trong tuần, trong tháng. Trong một phút giây nào đó, họ cũng ghi vào đấy một vài dòng tâm sự. Ly, KTV ở cơ sở này, thích vẽ hoa, những bông hoa được vẽ méo mó, rời rạc và thiếu sức sống. Mỗi khi Ly buồn lại thấy cô lấy cuốn sổ ra vẽ. Cả cuốn sổ nhỏ của cô ngoài những con số 50, 100, 200 tiền “boa” ra là cả một vườn hoa với nét vẽ chứa đầy sự mệt mỏi và bế tắc.
Ly bảo mình sinh ra đã nghèo, bố mẹ gắng lắm cũng chỉ lo cho học tới lớp 11. Rời trường, Ly lên... ghe hoa về nhà chồng. Ly bảo: “Đời em chỉ có hai ngày đáng nhớ, ngày lấy chồng năm 19 tuổi và ngày bỏ chồng trốn lên Sài Gòn năm 21 tuổi”. Chồng Ly sa đà vào rượu chè, cờ bạc cầm cố ruộng vườn rồi đánh đập vợ con, rồi ly dị. Ly phải bỏ con cho ngoại để lên Sài Gòn kiếm sống. Ba năm, cô chỉ dám về thăm mẹ, thăm con được hai lần. Cả hai lần ấy Ly đều phải thuê khách sạn ngoài thị xã rồi nhờ mẹ đưa con ra sống chung một tuần. Cô sợ lời hăm dọa của chồng “sẽ không để nó yên”.
“Em đi từ ruộng đồng rồi vô động matxa. Bao nhiêu năm lăn lộn ở Sài Gòn, không biết đã vào bao nhiêu động như vầy, không biết đã mua vui cho bao người đàn ông rồi. Nếu chị từng quanh năm đi gặt lúa mướn, phơi nắng suốt ngày nhưng vẫn không đủ ăn; nếu chị hiểu cảm giác con bệnh suốt mấy ngày mà không chạy nổi tiền đưa đi nhà thương... thì chị sẽ hiểu vì sao em dễ dàng chấp nhận cuộc sống nơi này. Được ở máy lạnh, phấn son thơm phức, tiền bạc dư giả, con muốn ăn gì, mẹ muốn sắm gì em đều có thể lo”.
Ly chia sẻ những chuyện đó bằng một giọng bất cần, bất cần như thể cô có thể làm tất cả những gì người đời này khinh rẻ để kiếm tiền lo cho con. Nhưng cuối câu chuyện, giọng cô chùng xuống: “Nhiều khi bước ra đường, một ánh mắt nhìn mình khác lạ em cũng thấy tủi thân lắm. Không biết có phải mình đang mang cái biển gái matxa trên đầu hay không”.
Nhiều lần Ly nhắc đến Bảo, một người khách và một kẻ si tình đã theo đuổi Ly từ mấy tháng nay. Bảo là một tay bảo kê ở bến xe Lam Hồng, tình cờ gặp Ly trong một lần đi matxa rồi yêu luôn cái miệng dẻo như mật của cô gái xứ Bạc Liêu này. Từ đó, lâu lâu Bảo lại đến thăm Ly, không matxa, không ôm ấp, chỉ đến nhìn, nói chuyện với cô. Nhiều khi Bảo mua liền một lúc bảy suất matxa liên tiếp để được nằm nói chuyện với cô tới sáng mà không đòi hỏi gì cả. Người đàn ông cộc cằn ấy trước mặt Ly lại dịu dàng và ích kỷ như một đứa trẻ. Mỗi lần nhắc đến Bảo mắt Ly lại ánh lên những tia ấm áp.
Ly bảo: “Bảo chơi đẹp lắm, mỗi lần đến thăm em anh ấy đều cho em 500.000, 1 triệu có khi 2 triệu đồng mà chẳng đòi hỏi gì ở em hết. Có lẽ Bảo cũng như nhiều khách ở đây, cứ nghĩ tụi em chỉ cần tiền. Giá mà anh ấy tặng em một bông hoa, dù chỉ là một bông vạn thọ thì biết đâu em đã xao lòng từ lâu rồi”.
Cuộc đời này có nhiều thứ giản dị mà không ai ngờ tới. Giống như giá trị của một bông vạn thọ đối với cô gái làm nghề matxa này.
Phút giải lao của các cô gái matxa - Ảnh: Tâm Lụa
Cạnh đó, bà Ngân - quản lý cơ sở matxa TN (Dĩ An, Bình Dương) - lên tiếng: “Khóc làm gì, khi có tiền sao không thấy khóc? Đứa nào làm ở đây mà chẳng bị khách quậy cho tơi tả. Không cho nó quậy dễ gì nó cho tiền”, bà Ngân dứt lời, hơn 40 KTV trong phòng lặng thinh.
Chốn buồn
Ngày tới xin việc tại đây, khi nghe quản lý bảo “vào làm phải ở lại 24/24, mỗi tháng mới được ra ngoài một lần”, tôi rợn gáy, tưởng tượng đủ mọi tình huống xấu nhất xảy ra: bóc lột sức lao động, giam hãm, đánh đập... Thậm chí tôi và đồng nghiệp đã lên những phương án giải cứu và hỗ trợ cụ thể nhất trong tình huống xấu nhất. Và dù đã chuẩn bị trước tinh thần, nhưng khi đi giữa lối đi sâu hun hút để vào căn phòng chật chội lộn xộn đồ đạc, khi những ánh mắt đờ đẫn vì thiếu ngủ lướt qua mình một cách hờ hững, tôi không sao tránh được cảm giác lạnh buốt nơi sống lưng!
Biết tôi là “ma mới”, Thủy bảo: “Ở đây, thêm một người là thêm một đối thủ. Vì thêm người là phải chia “tua”, chia phần ăn, chia chỗ nằm, chia nhà vệ sinh... Trong khi điều kiện sống ở đây vốn đã chật chội nên chẳng ai thích đâu!”.
...Hơn 3g sáng. Đường phố vắng lặng. Khách thưa dần. Những cô gái ở cơ sở matxa L, đường Sư Vạn Hạnh, TP.HCM, mới được nghỉ ngơi đôi chút, một số tranh thủ đi nấu mì ăn, một số đổ sập người nằm mê man trên nền gạch lạnh. Vài người ngồi đốt thuốc lá phì phèo.
Ở cơ sở L, mỗi ngày chúng tôi làm 12 tiếng, hết ca lại về. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, u ám của KTV ở cơ sở TN, những nữ nhân viên ở cơ sở L có nhiều niềm vui: họ kéo nhau đi mua sắm, đi nhậu, đi bar thâu đêm suốt sáng. Ai cũng sôi nổi nói chuyện, đùa với nhau rổn rảng, thỉnh thoảng lại rú lên cười ngặt nghẽo, những nụ cười như vô thức.
Buổi sáng khi tan ca, My kéo chúng tôi tới một quán nhậu lề đường. Cô rót bia liên tục, chảy tràn cả ly. “Tối qua em gặp chính bạn trai của mình tại phòng matxa. Anh ngỡ ngàng và tức giận tới mức chỉ hét lên một câu “rốt cuộc em là gái matxa sao” rồi quay bước đi như chạy. Gái matxa thì sao chứ? Người ta khinh bỉ gái matxa sao vẫn còn tìm đến?”. Tôi không biết trả lời thế nào trước câu hỏi của My. Tôi nhớ tất cả KTV matxa đều bảo nhau: “Làm nghề này nên giấu, đừng cho ai biết, kể cả bạn bè và người thân. Họ khinh bỉ mình lắm”. Từ hôm đó tôi thấy My nhậu, đi bar với các KTV khác nhiều hơn. Cô bắt đầu thử chơi đập đá (một thứ chất ma túy gây nghiện) với một vài người.
Giá trị của một bông hoa
Mỗi cô gái matxa có một câu chuyện đời riêng. Người đi làm nuôi chồng con, người giúp cha mẹ cất lại mái nhà xiêu vẹo, có người phải kiếm tiền để trả giá cho những ngày ăn chơi trượt dài... Trong cơn say, Vy, KTV của cơ sở L, bấm điện thoại gọi cho con trai. Đứa con mới 5 tuổi đã xa mẹ bốn năm. Mỗi lần gặp Vy nó chào bằng “chị”. Vy cũng xưng chị em với con nghe tự nhiên như gió thoảng: “Em ngoan rồi hè chị cho đi Sài Gòn chơi, chị mua cho nhiều thức ăn ngon, quần áo đẹp”. Giọng con trai gọi “chị Vy, chị Vy” lảnh lót qua điện thoại. Vy cúp máy. Nước mắt cô rơi lem trên gương mặt đầy son phấn!
Những cô gái tại cơ sở matxa B, đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, đều có một quyển sổ ghi tiền “boa” trong ngày, trong tuần, trong tháng. Trong một phút giây nào đó, họ cũng ghi vào đấy một vài dòng tâm sự. Ly, KTV ở cơ sở này, thích vẽ hoa, những bông hoa được vẽ méo mó, rời rạc và thiếu sức sống. Mỗi khi Ly buồn lại thấy cô lấy cuốn sổ ra vẽ. Cả cuốn sổ nhỏ của cô ngoài những con số 50, 100, 200 tiền “boa” ra là cả một vườn hoa với nét vẽ chứa đầy sự mệt mỏi và bế tắc.
Ly bảo mình sinh ra đã nghèo, bố mẹ gắng lắm cũng chỉ lo cho học tới lớp 11. Rời trường, Ly lên... ghe hoa về nhà chồng. Ly bảo: “Đời em chỉ có hai ngày đáng nhớ, ngày lấy chồng năm 19 tuổi và ngày bỏ chồng trốn lên Sài Gòn năm 21 tuổi”. Chồng Ly sa đà vào rượu chè, cờ bạc cầm cố ruộng vườn rồi đánh đập vợ con, rồi ly dị. Ly phải bỏ con cho ngoại để lên Sài Gòn kiếm sống. Ba năm, cô chỉ dám về thăm mẹ, thăm con được hai lần. Cả hai lần ấy Ly đều phải thuê khách sạn ngoài thị xã rồi nhờ mẹ đưa con ra sống chung một tuần. Cô sợ lời hăm dọa của chồng “sẽ không để nó yên”.
“Em đi từ ruộng đồng rồi vô động matxa. Bao nhiêu năm lăn lộn ở Sài Gòn, không biết đã vào bao nhiêu động như vầy, không biết đã mua vui cho bao người đàn ông rồi. Nếu chị từng quanh năm đi gặt lúa mướn, phơi nắng suốt ngày nhưng vẫn không đủ ăn; nếu chị hiểu cảm giác con bệnh suốt mấy ngày mà không chạy nổi tiền đưa đi nhà thương... thì chị sẽ hiểu vì sao em dễ dàng chấp nhận cuộc sống nơi này. Được ở máy lạnh, phấn son thơm phức, tiền bạc dư giả, con muốn ăn gì, mẹ muốn sắm gì em đều có thể lo”.
Ly chia sẻ những chuyện đó bằng một giọng bất cần, bất cần như thể cô có thể làm tất cả những gì người đời này khinh rẻ để kiếm tiền lo cho con. Nhưng cuối câu chuyện, giọng cô chùng xuống: “Nhiều khi bước ra đường, một ánh mắt nhìn mình khác lạ em cũng thấy tủi thân lắm. Không biết có phải mình đang mang cái biển gái matxa trên đầu hay không”.
Nhiều lần Ly nhắc đến Bảo, một người khách và một kẻ si tình đã theo đuổi Ly từ mấy tháng nay. Bảo là một tay bảo kê ở bến xe Lam Hồng, tình cờ gặp Ly trong một lần đi matxa rồi yêu luôn cái miệng dẻo như mật của cô gái xứ Bạc Liêu này. Từ đó, lâu lâu Bảo lại đến thăm Ly, không matxa, không ôm ấp, chỉ đến nhìn, nói chuyện với cô. Nhiều khi Bảo mua liền một lúc bảy suất matxa liên tiếp để được nằm nói chuyện với cô tới sáng mà không đòi hỏi gì cả. Người đàn ông cộc cằn ấy trước mặt Ly lại dịu dàng và ích kỷ như một đứa trẻ. Mỗi lần nhắc đến Bảo mắt Ly lại ánh lên những tia ấm áp.
Ly bảo: “Bảo chơi đẹp lắm, mỗi lần đến thăm em anh ấy đều cho em 500.000, 1 triệu có khi 2 triệu đồng mà chẳng đòi hỏi gì ở em hết. Có lẽ Bảo cũng như nhiều khách ở đây, cứ nghĩ tụi em chỉ cần tiền. Giá mà anh ấy tặng em một bông hoa, dù chỉ là một bông vạn thọ thì biết đâu em đã xao lòng từ lâu rồi”.
Cuộc đời này có nhiều thứ giản dị mà không ai ngờ tới. Giống như giá trị của một bông vạn thọ đối với cô gái làm nghề matxa này.