Fri Jun 03, 2011 6:22 pm
Hiện nay, tình hình biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp
với những động thái trắng trợn từ phía Trung Quốc. Trung quốc ngày
càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết
định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các
nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam. Và nhiều người
đã tự hỏi: “Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không?”. Bài viết này xin
đăng tải một số ý kiến về vấn đề này để chúng ta cùng tham khảo.
[You must be registered and logged in to see this link.]Trung Quốc có đánh Việt Nam không?
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực,
phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn
trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề
ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực
kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với
Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc
hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy
ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân
đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng
phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến
thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội
hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung
Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số
người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một
bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh
Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi
các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện
truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình
hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình
luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài
viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả
có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn
đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là
Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một
khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong
đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt
Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến
tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong
những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm
khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết
rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ
đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt
Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp
căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin
tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam
trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ
mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp
chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất
hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người
Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở
lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ
không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung
Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia,
Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ
liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục
diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ
khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến
toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ
chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ
ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có
trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay
bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc
lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn
đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền
phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại
Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm
ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như
thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối
với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa
đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác,
phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ
cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với
phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân
Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại
cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó
phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi
lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện
không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu
của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội
này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam
trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng
phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát
triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn
cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam,
ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt
Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng
tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập,
tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết
mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm
trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối
đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế
hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung
Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung
Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên
để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu
tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục
và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng
nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả
có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào,
Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước
Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi,
tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm
ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo
Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại
sự hiểu ngầm đó.
AI QUAN TÂM THÌ TÌM HIỂU THÊM LINK :
[You must be registered and logged in to see this link.]
với những động thái trắng trợn từ phía Trung Quốc. Trung quốc ngày
càng lộ rõ hơn tính cách nước lớn và không ngại đưa ra những quyết
định vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế về luật biển đối với các
nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines hay Việt Nam. Và nhiều người
đã tự hỏi: “Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không?”. Bài viết này xin
đăng tải một số ý kiến về vấn đề này để chúng ta cùng tham khảo.
[You must be registered and logged in to see this link.]Trung Quốc có đánh Việt Nam không?
Trung Quốc nên chăng tấn công quân sự đối với Việt Nam?
Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực,
phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước”, chắc chắn
trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề
ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực
kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với
Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc
hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy
ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân
đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng
phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến
thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội
hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung
Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số
người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một
bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh
Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?
Tác giả bài viết cho rằng trong một thời gian dài kiên trì theo dõi
các chương trình quân sự trên truyền hình và trên các phương tiện
truyền thông khác, lắng nghe các chuyên gia quân sự đánh giá về tình
hình Biển Đông và trong các cuốn sách chuyên đề cũng như các bài bình
luận trên mạng của các chuyên gia quân sự, cũng đọc thấy nhiều bài
viết và ý kiến về chủ trương không tiến đánh Việt Nam trước, tác giả
có cùng một quan điểm với chủ trường này: Trung Quốc giải quyết vấn
đề tranh chấp Biển Đông, mục tiêu tiến đánh đầu tiên không nên là
Việt Nam, và không chủ trương lập tức khai chiến với Việt Nam, một
khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong
đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:
Một là, hiện nay Việt
Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến
tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong
những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm
khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết
rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ
đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt
Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bnả, cung cấp
căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin
tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam
trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ
mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp
chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất
hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người
Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở
lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ
không còn tốt đẹp.
Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung
Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia,
Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ
liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục
diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ
khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến
toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ
chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ
ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có
trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay
bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc
lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn
đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền
phức không để đâu cho hết.
Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại
Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm
ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như
thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối
với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa
đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác,
phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ
cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với
phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân
Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại
cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó
phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi
lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện
không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu
của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội
này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.
Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam
trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng
phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát
triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn
cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam,
ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt
Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng
tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập,
tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết
mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm
trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối
đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế
hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung
Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung
Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.
Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên
để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu
tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục
và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng
nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả
có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào,
Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước
Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi,
tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm
ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo
Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại
sự hiểu ngầm đó.
AI QUAN TÂM THÌ TÌM HIỂU THÊM LINK :
[You must be registered and logged in to see this link.]