Tue Aug 17, 2010 8:18 am
Mùa xuân có lễ hội đền Quát, có lễ hội chùa Đồng Bào,.., mùa hạ có lễ hội đình Phương Điếm, đền Đươi, đền Vàng,...,mùa thu có lễ hội đình An Tân,....
Cho lên Người quê Hải Dương dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về những lễ hội truyền thống trên vùng đất tổ của các vua nhà Lý(1009-1225) và nhà Trần(1225-1400) với các di tích văn hóa lịch sử như: Đền quát, đình Phương Điếm, khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa, đình-đền- chùa Đồng Bào, đền Vàng, đình An Tân, miếu Chợ Cốc, đền Đươi, chùa Dâu, đình Liễu Tràng, đình Đồng Tái, đình Quân Đào, đình Vô Lượng, đình Trình Xá, đình Cao Dương, đình Bùi Xá Hạ, miếu Lai Cầu, đình Hậu bổng.
Nhưng đặc biệt phải kể đến: khu di tích Nguyễn Chế nghĩa thuộc thôn Hội Xuyên thị trấn Gia Lộc.
Cứ mỗi độ hạ về lòng người lại hân hoan chuẩn bị cho lễ hội truyền thống hàng năm. Lế hội được tổ chức vào 3 ngày chính hàng năm là: ngày 26, ngày 27, ngày 28. Lúc này cũng là lúc mọi người nơi đây đã thu hoạch xong vụ chiêm-xuân và các nam thanh nữ tú dù đi đâu xa cũng về đây tụ hội. Quan trọng và trịnh trọng nhất là ngày 27-08, kỷ niệm ngày mất của danh tướng. Ngày này các nam thanh nữ tú, từ các em nhỏ đều tham gia rước các hiện vật tôn thờ của danh tướng. Trong những ngày hội có trò cờ người, quan họ, múa lân, múa rồng, thể thao, bắt vịt, cầu kiều, đập liêu,... nhưng quan trọng nhất là có trò đánh thó, tức đánh gậy, một võ thuật sở trường của Nguyễn Chế Nghĩa. Nếu các bạn có dịp vào phòng lưu giữ hiện vật thì các bạn có thể thấy được những hình ảnh oai hùng của danh tướng như: kiếm, cung tên, chiêng, chống,... các ghi chép lịch sữ về danh tướng.
Vâng! các bạn biết lịch sử của ngôi đền chứ?
[You must be registered and logged in to see this link.]
Khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa: tại xã Cối Xuyên thời Trần, thời Lê trung hưng đổi thành Hội Xuyên, nay thuộc thị trấn Gia Lộc. Đình được dựng khoảng thể kỷ XVI, năm 1745 tái tạo, năm 1905 trùng tu. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp bị giặc phá. Năm1952, trùng tu 3 gian trên đất hậu cung. Đến nay đình được tôn tạo rất khang trang nhưng vẫn giữ được những nét thời trần. Đình thờ Nguyễn Chế Nghĩa danh tướng thời Trần, có công chống giặc Nguyên xâm lược, quê tại Cối Xuyên. Khi đền Cối Xuyên bị tàn phá, đồ tế tự và lễ nghi tín ngưỡng tập trung ở đình, vì vậy từ năm 1952, đình được gọi là đền. Lăng Nguyễn Chế Nghĩa ở cánh đồng tây bắc làng Cối Xuyên, nơi an nghỉ của danh tướng, sau khi người qua đời, năm 1341. ở đây còn có lăng công chúa Nguyệt Hoa, công tử Sùng Phúc, lăng của ông bà và phụ mẫu tướng quân.
Khu di tích được xếp hạng năm 1990.
Các bạn lên thăm quan nơi đây. Vì nơi đây hội tụ cả một giai thoại những luận bàn kế sách những chiến công mà dừng như nó vẫn còn sống mãi không chỉ riêng người dân Gia Lộc mà nó còn vang mãi cả một lịch sử lâu dài của đất nước. Do tôi cũng như các bạn chúng ta không được tiếp cận nhiều lên không thể biết được hết về vị tướng Nguyễn Chế Nghĩa. Nhưng tôi mong các bạn và tôi cùng phải cố gắng xây dựng một quê hương tươi đẹp, văn minh, lịch thiệp.
Cho lên Người quê Hải Dương dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về những lễ hội truyền thống trên vùng đất tổ của các vua nhà Lý(1009-1225) và nhà Trần(1225-1400) với các di tích văn hóa lịch sử như: Đền quát, đình Phương Điếm, khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa, đình-đền- chùa Đồng Bào, đền Vàng, đình An Tân, miếu Chợ Cốc, đền Đươi, chùa Dâu, đình Liễu Tràng, đình Đồng Tái, đình Quân Đào, đình Vô Lượng, đình Trình Xá, đình Cao Dương, đình Bùi Xá Hạ, miếu Lai Cầu, đình Hậu bổng.
Nhưng đặc biệt phải kể đến: khu di tích Nguyễn Chế nghĩa thuộc thôn Hội Xuyên thị trấn Gia Lộc.
Cứ mỗi độ hạ về lòng người lại hân hoan chuẩn bị cho lễ hội truyền thống hàng năm. Lế hội được tổ chức vào 3 ngày chính hàng năm là: ngày 26, ngày 27, ngày 28. Lúc này cũng là lúc mọi người nơi đây đã thu hoạch xong vụ chiêm-xuân và các nam thanh nữ tú dù đi đâu xa cũng về đây tụ hội. Quan trọng và trịnh trọng nhất là ngày 27-08, kỷ niệm ngày mất của danh tướng. Ngày này các nam thanh nữ tú, từ các em nhỏ đều tham gia rước các hiện vật tôn thờ của danh tướng. Trong những ngày hội có trò cờ người, quan họ, múa lân, múa rồng, thể thao, bắt vịt, cầu kiều, đập liêu,... nhưng quan trọng nhất là có trò đánh thó, tức đánh gậy, một võ thuật sở trường của Nguyễn Chế Nghĩa. Nếu các bạn có dịp vào phòng lưu giữ hiện vật thì các bạn có thể thấy được những hình ảnh oai hùng của danh tướng như: kiếm, cung tên, chiêng, chống,... các ghi chép lịch sữ về danh tướng.
Vâng! các bạn biết lịch sử của ngôi đền chứ?
[You must be registered and logged in to see this link.]
Khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa: tại xã Cối Xuyên thời Trần, thời Lê trung hưng đổi thành Hội Xuyên, nay thuộc thị trấn Gia Lộc. Đình được dựng khoảng thể kỷ XVI, năm 1745 tái tạo, năm 1905 trùng tu. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp bị giặc phá. Năm1952, trùng tu 3 gian trên đất hậu cung. Đến nay đình được tôn tạo rất khang trang nhưng vẫn giữ được những nét thời trần. Đình thờ Nguyễn Chế Nghĩa danh tướng thời Trần, có công chống giặc Nguyên xâm lược, quê tại Cối Xuyên. Khi đền Cối Xuyên bị tàn phá, đồ tế tự và lễ nghi tín ngưỡng tập trung ở đình, vì vậy từ năm 1952, đình được gọi là đền. Lăng Nguyễn Chế Nghĩa ở cánh đồng tây bắc làng Cối Xuyên, nơi an nghỉ của danh tướng, sau khi người qua đời, năm 1341. ở đây còn có lăng công chúa Nguyệt Hoa, công tử Sùng Phúc, lăng của ông bà và phụ mẫu tướng quân.
Khu di tích được xếp hạng năm 1990.
Các bạn lên thăm quan nơi đây. Vì nơi đây hội tụ cả một giai thoại những luận bàn kế sách những chiến công mà dừng như nó vẫn còn sống mãi không chỉ riêng người dân Gia Lộc mà nó còn vang mãi cả một lịch sử lâu dài của đất nước. Do tôi cũng như các bạn chúng ta không được tiếp cận nhiều lên không thể biết được hết về vị tướng Nguyễn Chế Nghĩa. Nhưng tôi mong các bạn và tôi cùng phải cố gắng xây dựng một quê hương tươi đẹp, văn minh, lịch thiệp.