Wed Jul 14, 2010 3:30 pm
Để có được màu vàng ruộm, béo ngậy, bắt mắt, gà trước khi đem bán được nhúng vào một nồi nước sôi trong đó có hòa trộn một loại bột công nghiệp rất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Da gà vàng ươm nhưng mỡ lại trắng
Tâm lý lo ngại của người tiêu dùng khi dịch lợn tai xanh bùng phát trở lại khiến nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm gia cầm, thủy hải sản tăng cao. Đặc biệt, thịt gà nhanh chóng trở thành món ăn thay thế quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình. Giá gà ta sống luôn ở mức 100.000 đồng/kg, gà ta nguyên con làm sẵn 110.000 - 130.000 đồng/kg.
“Hôm nào, không nhuộm bột sắt biết ngay, ai tới mua cũng nâng lên, hạ xuống hỏi: “Sao hôm nay thịt gà trắng ởn ra thế này,… như thịt gà chết ấy, nhìn đã không muốn ăn”, sau đó dù tôi có thuyết phục rằng: “Đây là màu thực của gà. Gà có màu vàng đều là gà có nhuộm hóa chất, rất độc hại” thì nhiều người vẫn xua tay cho là nhảm nhí, rồi quay sang hàng khác hỏi mua”, anh Quốc Huy, một người bán thịt gà ở chợ cóc khu vực Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) phân trần về việc sử dụng hóa chất để tẩm gà của mình.
Thấy khách vẫn có vẻ nghi ngờ, anh Huy rành rọt nói về cách phân biệt: “Nếu không tin, khi đi mua gà hãy để ý mỡ trong bụng con gà, nếu da ngoài vàng ươm, tươi ngon, bắt mắt nhưng mỡ lại trắng thì chắc chắn là gà đó đã nhuộm hóa chất. Vì thông thường, người ta nhúng gà nguyên con (chưa mổ) trước khi đem bán, nên bộ phận bên trong con gà sẽ không chuyển màu”.
Khi được hỏi tại sao không nhuộm gà bằng nghệ hoặc màu thực phẩm khác, anh Huy thẳng thắn trả lời: “Nếu nhuộm bằng nghệ, gà sẽ có màu vàng xanh, chứ không được vàng ươm như thế đâu. Nhuộm bằng bột màu thực phẩm thì tiền đâu ra, vả lại chỉ cần rửa, bột màu thực phẩm lại trôi đi hết. Dùng bằng hóa chất vừa rẻ, màu lại không bị phai”.
Dùng bột độc cũng không sao
Từ tờ mờ sáng, trong căn nhà xập xệ, ẩm thấp của gia đình ông N.T.H đã ồn ã với những tiếng gà kêu quang quác. Là một người chuyên cung ứng gà đã chế biến cho các cửa hàng ăn trong khu vực Nội Bài, ông H. cùng người thân trong gia đình phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị cho công việc làm gà.
Ông H. cho biết: Để gà có màu vàng tươi ngon, bắt mắt, sau khi vặt lông, rửa sạch, trước khi đem đi phân phối cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, quán bình dân,… gà được nhúng vào nồi nước sôi trong đó có hòa trộn một ít bột công nghiệp, loại mà người ta hay quen gọi là “bột sắt”.
Cũng theo ông H, sản phẩm này được bán đầy rẫy ở các cửa hàng sơn tổng hợp, sơn công nghiệp, sơn gỗ,… Chỉ cần bỏ ra một số tiền khoảng 50.000 đồng là có thể mua một túi nhỏ bột sắt và “dùng cả năm không hết”.
Khi hỏi mục đích của việc sử dụng bột sắt, ông H. thủng thẳng: “Để làm đẹp con gà, nếu không tẩy trắng thì không bán được đâu. Bột này độc lắm, nhưng nếu dùng ít thì không có vấn đề gì” (?!) .Tuy nhiên, khi chúng tôi định sờ thử tay vào hóa chất này, ông H. vội xua tay: “Ấy, cẩn thận, khó rửa lắm đấy” khiến chúng tôi băn khoăn nếu vậy, gà tẩm với thứ bột này thì sẽ độc đến mức nào?!
Lần theo một số đầu mối quen biết tìm đến cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm công nghiệp kiêm bán gà, vịt, chim quay của gia đình chị Nguyễn Thị P. (Sóc Sơn, Hà Nội). Trong vai một người chuẩn bị “vào nghề” buôn bán thịt gà, muốn xin một số kinh nghiệm chế biến thực phẩm, chị P. không ngần ngại “bật mí”: “Đây là sản phẩm độc hại nếu đem dùng cho thực phẩm, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hỏi mua. Hiện chị không bán nhiều, cũng không tẩm vào con gà mà gia đình sử dụng hoặc không bán cho khách quen nữa”.
Chị P. cho biết thêm, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 15.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.“Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70oC vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều”, chị P. giải thích cách làm cụ thể. Sau khi hỏi mua một ít, chúng tôi đã tiến hành pha thử, kết quả thu được là một dung dịch có màu vàng đỏ và rất tanh.
Da gà vàng ươm nhưng mỡ lại trắng
Tâm lý lo ngại của người tiêu dùng khi dịch lợn tai xanh bùng phát trở lại khiến nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm gia cầm, thủy hải sản tăng cao. Đặc biệt, thịt gà nhanh chóng trở thành món ăn thay thế quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình. Giá gà ta sống luôn ở mức 100.000 đồng/kg, gà ta nguyên con làm sẵn 110.000 - 130.000 đồng/kg.
Vịt quay đỏ au vẫn được bày bán tại vỉa hè nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội mà người mua không thể biết việc chế biến được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn VSATTP hay không? |
“Hôm nào, không nhuộm bột sắt biết ngay, ai tới mua cũng nâng lên, hạ xuống hỏi: “Sao hôm nay thịt gà trắng ởn ra thế này,… như thịt gà chết ấy, nhìn đã không muốn ăn”, sau đó dù tôi có thuyết phục rằng: “Đây là màu thực của gà. Gà có màu vàng đều là gà có nhuộm hóa chất, rất độc hại” thì nhiều người vẫn xua tay cho là nhảm nhí, rồi quay sang hàng khác hỏi mua”, anh Quốc Huy, một người bán thịt gà ở chợ cóc khu vực Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) phân trần về việc sử dụng hóa chất để tẩm gà của mình.
Thấy khách vẫn có vẻ nghi ngờ, anh Huy rành rọt nói về cách phân biệt: “Nếu không tin, khi đi mua gà hãy để ý mỡ trong bụng con gà, nếu da ngoài vàng ươm, tươi ngon, bắt mắt nhưng mỡ lại trắng thì chắc chắn là gà đó đã nhuộm hóa chất. Vì thông thường, người ta nhúng gà nguyên con (chưa mổ) trước khi đem bán, nên bộ phận bên trong con gà sẽ không chuyển màu”.
Thịt gà béo ngậy trở thành món ăn thường xuyên trong bữa cơm gia đình khi dịch lợn tai xanh hoành hành. |
Khi được hỏi tại sao không nhuộm gà bằng nghệ hoặc màu thực phẩm khác, anh Huy thẳng thắn trả lời: “Nếu nhuộm bằng nghệ, gà sẽ có màu vàng xanh, chứ không được vàng ươm như thế đâu. Nhuộm bằng bột màu thực phẩm thì tiền đâu ra, vả lại chỉ cần rửa, bột màu thực phẩm lại trôi đi hết. Dùng bằng hóa chất vừa rẻ, màu lại không bị phai”.
Dùng bột độc cũng không sao
Từ tờ mờ sáng, trong căn nhà xập xệ, ẩm thấp của gia đình ông N.T.H đã ồn ã với những tiếng gà kêu quang quác. Là một người chuyên cung ứng gà đã chế biến cho các cửa hàng ăn trong khu vực Nội Bài, ông H. cùng người thân trong gia đình phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị cho công việc làm gà.
Ông H. cho biết: Để gà có màu vàng tươi ngon, bắt mắt, sau khi vặt lông, rửa sạch, trước khi đem đi phân phối cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, quán bình dân,… gà được nhúng vào nồi nước sôi trong đó có hòa trộn một ít bột công nghiệp, loại mà người ta hay quen gọi là “bột sắt”.
Gà sau khi nhúng vào nồi nước sôi hòa trộn hóa chất sẽ chuyển màu vàng ươm bắt mắt. |
Cũng theo ông H, sản phẩm này được bán đầy rẫy ở các cửa hàng sơn tổng hợp, sơn công nghiệp, sơn gỗ,… Chỉ cần bỏ ra một số tiền khoảng 50.000 đồng là có thể mua một túi nhỏ bột sắt và “dùng cả năm không hết”.
Khi hỏi mục đích của việc sử dụng bột sắt, ông H. thủng thẳng: “Để làm đẹp con gà, nếu không tẩy trắng thì không bán được đâu. Bột này độc lắm, nhưng nếu dùng ít thì không có vấn đề gì” (?!) .Tuy nhiên, khi chúng tôi định sờ thử tay vào hóa chất này, ông H. vội xua tay: “Ấy, cẩn thận, khó rửa lắm đấy” khiến chúng tôi băn khoăn nếu vậy, gà tẩm với thứ bột này thì sẽ độc đến mức nào?!
Lần theo một số đầu mối quen biết tìm đến cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm công nghiệp kiêm bán gà, vịt, chim quay của gia đình chị Nguyễn Thị P. (Sóc Sơn, Hà Nội). Trong vai một người chuẩn bị “vào nghề” buôn bán thịt gà, muốn xin một số kinh nghiệm chế biến thực phẩm, chị P. không ngần ngại “bật mí”: “Đây là sản phẩm độc hại nếu đem dùng cho thực phẩm, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hỏi mua. Hiện chị không bán nhiều, cũng không tẩm vào con gà mà gia đình sử dụng hoặc không bán cho khách quen nữa”.
Chị P. cho biết thêm, mỗi 100gr hóa chất này được bán với giá 15.000 đồng, có thể sử dụng trong 4 - 5 tháng để tẩm ướp cho khoảng 3.500 – 4.000 con gà, vịt.“Cách pha chế rất đơn giản, chỉ cần xúc một ít cho vào xô, chậu rồi đổ khoảng 7-10 lít nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70oC vào. Có thể dùng cồn cũng được nhưng đắt hơn nhiều”, chị P. giải thích cách làm cụ thể. Sau khi hỏi mua một ít, chúng tôi đã tiến hành pha thử, kết quả thu được là một dung dịch có màu vàng đỏ và rất tanh.