Tue Jul 13, 2010 10:04 am
Thời gian qua, việc dùng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng trong nông nghiệp không đúng các yêu cầu kỹ thuật; một số cơ sở công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường như Công ty TNHH thực phẩm Tin Tin, cơ sở sản xuất lâm sản xuất khẩu (xã Hoàng Diệu), chế biến Thực phẩm Đức Lộc (xã Lê Lợi), tái chế nhựa của ông Nguyễn Văn Khang, sản xuất đồ mộc Nam Hải (Hoàng Diệu), chợ đầu mối nông sản huyện ở Quán Phấn (xã Gia Xuyên)... Tại thị trấn các thị tứ, hệ thống thoát nước mặt, nước thải không có hoặc không bảo đảm yêu cầu, rác thải ngày một nhiều, việc thu gom còn hạn chế. Các bệnh viện, trạm y tế thu gom và xử lý rác thải, nước thải không triệt để. Số bãi rác đưa vào sử dụng chỉ đạt 63,4 %, nhưng chất lượng xử lý chưa bảo đảm, gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn chỉ đạt khoảng 50%. Một số bãi rác thải tự phát ở ven đường giao thông, bờ ao, sông ngòi và ranh giới giữa nhiều xã, thị trấn như Phương Hưng, Gia Tân, Gia Khánh, Đồng Quang, Nhật Tân, Gia Xuyên, Quang Minh... Nhiều vấn đề về môi trường phức tạp, chưa được giải quyết và ngăn chặn kịp thời, gây bức xúc và tác động xấu đến đời sống nhân dân.
Nguyên nhân là do dân số của huyện tăng nhanh; nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên đất đai, nước... tăng đột biến. Ở một số nơi cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác baroveej môi trường (BVMT) trong phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến buông lỏng quản lý. Ý thức BVMT của người dân chưa thành nền nếp, tính tự giác chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng chưa đúng mức. Chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội và các phong trào quần chúng trong BVMT. Quy hoạch phát triển các khu dân cư, cụm công nghiệp chưa gắn với quy hoạch BVMT...
Trước thực trạng trên, Gia Lộc đã chủ động xây dựng chiến lược cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Huyện đang triển khai kế hoạch mở rộng và hoàn thiện quy trình sản xuất của các vùng chuyên canh rau màu an toàn, với mục tiêu cho giá trị thu hoạch cao và ổn định. Các xã đều thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng. Một số xã như Gia Xuyên, Phạm Trấn, Lê Lợi, Toàn Thắng, Quang Minh… đang hoàn thiện dự án đầu tư tổng thể cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh từ 10 ha trở lên. Các công trình chính được đầu tư hoàn thiện phù hợp với yêu cầu sản xuất thâm canh cao, giá trị thương phẩm ổn định như kênh mương tưới, tiêu, đường sản xuất và vận chuyển hàng hoá, điểm thu mua sản phẩm tập trung, việc xử lý ô nhiễm môi trường…
Các quy định về vệ sinh môi trường dần được thực hiện nghiêm túc, bước đầu nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác BVMT. Xã Gia Xuyên đã quy hoạch được 9 bãi rác có tổng diện tích 360m2 cho 9 cụm dân cư và thành lập 5 tổ thu gom rác thải. Tỷ lệ hộ dân có công trình hợp vệ sinh tăng nhanh. Xã có 60 hộ chăn nuôi tập trung tại các khu chuyển đổi vùng triều trũng, đều không xả nước thải ra sông mà xử lý bằng hầm bi-ô-ga hoặc ủ phân để trồng trọt. Xã Tân Tiến vốn nổi tiếng với nghề làm bún, bánh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nay đã thành lập được tổ thu gom và quy hoạch bãi chôn lấp rác thải. Trong đó, thôn Tam Lương thành lập tổ thu gom rác thải sớm nhất, được xã hỗ trợ dụng cụ thu gom và chuyên chở, dân góp kinh phí để trả công thu gom rác. Xã Hoàng Diệu với nghề giày da cũng từng nổi cộm do ô nhiễm môi trường, nay 8 thôn đã thành lập 8 tổ thu gom rác, 44 lao động (kinh phí hoạt động chủ yếu do nhân dân tự đóng góp), quy hoạch được 8 bãi chôn lấp rác, với diện tích 3.570m2. Số hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 82,9%, số hộ dùng hố xí hợp vệ sinh đạt 63,2%. Xã Phương Hưng cũng thành lập được một tổ thu gom rác thải, xã hỗ trợ xe chở rác, còn lại các dụng cụ khác, tiền công thu gom rác do nhân dân đóng góp. Xã quy hoạch được 3 điểm chôn rác của 3 thôn với diện tích 0,3 ha. Xã hiện có 10 hộ chăn nuôi tập trung từ 100 đến 500 con gia súc, gia cầm ở khu chuyển đổi , đều không để nước thải, chất thải thải gây ô nhiễm môi trường... Đến nay, huyện đã thành lập được 122 tổ thu gom rác thải của 100 thôn, đạt 86,9%.
Tuy nhiên, theo phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Kịch, kết quả trên mới là bước đầu. Về lâu dài, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về trách nhiệm về BVMT cần tiếp tục được quan tâm. Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT từ huyện đến cấp xã. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào địa bàn huyện cho công tác BVMT. Tăng cường thu phí môi trường và huy động các nguồn lực xây dựng quỹ BVMT, phấn đấu đến năm 2015, có 100% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 85% hộ dân có hố xí hợp vệ sinh.
Trước mắt, cần có quy chế về dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Kiện toàn tổ thu gom rác thải, không để tình trạng đổ rác thải bừa bãi, nhất là các khu vực công cộng. Tăng cường kinh phí từ nhiều nguồn, bằng các hình thức xã hội hóa để tổ chức thu gom, phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh, đúng quy trình và đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Rà soát lại hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư, có biện pháp cụ thể khắc phục những điểm ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. Tăng cường kiểm tra, thiết lập văn bản cam kết BVMT đối với các hộ sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi hoặc có hoạt động tác động đến môi trường. Quy hoạch và quản lý môi trường các làng nghề, trang trại chăn nuôi tập trung. Đẩy mạnh thực hiện phong trào sạch làng tốt ruộng, áp dụng biện pháp phòng, trừ sâu bệnh tổng hợp trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, hướng dẫn áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiến bộ để ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất đai và ô nhiễm nguồn nước. Tất cả các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết BVMT được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh lựa chọn và ứng dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, áp dụng giải pháp “sản xuất sạch hơn”, tham gia dịch vụ xử lý môi trường và các mô hình cộng đồng tự quản trong BVMT...
Nguyên nhân là do dân số của huyện tăng nhanh; nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên đất đai, nước... tăng đột biến. Ở một số nơi cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác baroveej môi trường (BVMT) trong phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến buông lỏng quản lý. Ý thức BVMT của người dân chưa thành nền nếp, tính tự giác chưa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng chưa đúng mức. Chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội và các phong trào quần chúng trong BVMT. Quy hoạch phát triển các khu dân cư, cụm công nghiệp chưa gắn với quy hoạch BVMT...
Trước thực trạng trên, Gia Lộc đã chủ động xây dựng chiến lược cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Huyện đang triển khai kế hoạch mở rộng và hoàn thiện quy trình sản xuất của các vùng chuyên canh rau màu an toàn, với mục tiêu cho giá trị thu hoạch cao và ổn định. Các xã đều thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng. Một số xã như Gia Xuyên, Phạm Trấn, Lê Lợi, Toàn Thắng, Quang Minh… đang hoàn thiện dự án đầu tư tổng thể cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh từ 10 ha trở lên. Các công trình chính được đầu tư hoàn thiện phù hợp với yêu cầu sản xuất thâm canh cao, giá trị thương phẩm ổn định như kênh mương tưới, tiêu, đường sản xuất và vận chuyển hàng hoá, điểm thu mua sản phẩm tập trung, việc xử lý ô nhiễm môi trường…
Các quy định về vệ sinh môi trường dần được thực hiện nghiêm túc, bước đầu nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác BVMT. Xã Gia Xuyên đã quy hoạch được 9 bãi rác có tổng diện tích 360m2 cho 9 cụm dân cư và thành lập 5 tổ thu gom rác thải. Tỷ lệ hộ dân có công trình hợp vệ sinh tăng nhanh. Xã có 60 hộ chăn nuôi tập trung tại các khu chuyển đổi vùng triều trũng, đều không xả nước thải ra sông mà xử lý bằng hầm bi-ô-ga hoặc ủ phân để trồng trọt. Xã Tân Tiến vốn nổi tiếng với nghề làm bún, bánh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nay đã thành lập được tổ thu gom và quy hoạch bãi chôn lấp rác thải. Trong đó, thôn Tam Lương thành lập tổ thu gom rác thải sớm nhất, được xã hỗ trợ dụng cụ thu gom và chuyên chở, dân góp kinh phí để trả công thu gom rác. Xã Hoàng Diệu với nghề giày da cũng từng nổi cộm do ô nhiễm môi trường, nay 8 thôn đã thành lập 8 tổ thu gom rác, 44 lao động (kinh phí hoạt động chủ yếu do nhân dân tự đóng góp), quy hoạch được 8 bãi chôn lấp rác, với diện tích 3.570m2. Số hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 82,9%, số hộ dùng hố xí hợp vệ sinh đạt 63,2%. Xã Phương Hưng cũng thành lập được một tổ thu gom rác thải, xã hỗ trợ xe chở rác, còn lại các dụng cụ khác, tiền công thu gom rác do nhân dân đóng góp. Xã quy hoạch được 3 điểm chôn rác của 3 thôn với diện tích 0,3 ha. Xã hiện có 10 hộ chăn nuôi tập trung từ 100 đến 500 con gia súc, gia cầm ở khu chuyển đổi , đều không để nước thải, chất thải thải gây ô nhiễm môi trường... Đến nay, huyện đã thành lập được 122 tổ thu gom rác thải của 100 thôn, đạt 86,9%.
Tuy nhiên, theo phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Kịch, kết quả trên mới là bước đầu. Về lâu dài, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về trách nhiệm về BVMT cần tiếp tục được quan tâm. Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT từ huyện đến cấp xã. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào địa bàn huyện cho công tác BVMT. Tăng cường thu phí môi trường và huy động các nguồn lực xây dựng quỹ BVMT, phấn đấu đến năm 2015, có 100% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 85% hộ dân có hố xí hợp vệ sinh.
Trước mắt, cần có quy chế về dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Kiện toàn tổ thu gom rác thải, không để tình trạng đổ rác thải bừa bãi, nhất là các khu vực công cộng. Tăng cường kinh phí từ nhiều nguồn, bằng các hình thức xã hội hóa để tổ chức thu gom, phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh, đúng quy trình và đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Rà soát lại hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư, có biện pháp cụ thể khắc phục những điểm ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. Tăng cường kiểm tra, thiết lập văn bản cam kết BVMT đối với các hộ sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi hoặc có hoạt động tác động đến môi trường. Quy hoạch và quản lý môi trường các làng nghề, trang trại chăn nuôi tập trung. Đẩy mạnh thực hiện phong trào sạch làng tốt ruộng, áp dụng biện pháp phòng, trừ sâu bệnh tổng hợp trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, hướng dẫn áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiến bộ để ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất đai và ô nhiễm nguồn nước. Tất cả các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết BVMT được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh lựa chọn và ứng dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, áp dụng giải pháp “sản xuất sạch hơn”, tham gia dịch vụ xử lý môi trường và các mô hình cộng đồng tự quản trong BVMT...