Fri Dec 03, 2010 12:30 pm
Các vụ bạo lực học đường ngày càng có biểu hiện côn đồ như dùng giày cao gót đập vào đầu, dùng kéo cắt tóc và có học sinh vĩnh viễn rời khỏi ghế nhà trường... Bạo lực học đường đã đến báo động và cần “trị bệnh” khẩn cấp.
HS đánh, chửi nhau, cư xử thiếu văn hóa không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Thế nhưng, việc nữ sinh đánh hội đồng xuất hiện ngày càng nhiều đang thật sự tạo nên nỗi lo trong không chỉ riêng các bậc phụ huynh. Đã có nhiều vụ trọng án liên quan đến lứa tuổi ô mai xảy ra tại nhiều cấp học phổ thông, nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Không ít clip đưa lên mạng người xem thấy phẫn nộ, thậm chí đòi xử theo pháp luật... Luồng ý kiến khác lại cho rằng, cách xử lý đuổi học những HS hư đang thực thi không khó - được nhiều trường phổ thông áp dụng. Nhưng dư luận phản đối cho rằng, đuổi học là phản giáo dục. Thực tế, đi vào các vụ việc cụ thể mới thấy những vụ đánh bạn, lột áo, đâm chết bạn xảy ra được báo chí phản ánh trong thời gian qua cho thấy: thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng thường không được sống trong môi trường giáo dục trọn vẹn hoặc đã bị đuổi học.
Nhiều phụ huynh lên báo phân trần khi nhận quyết định con bị đuổi học: “Nếu trường học nào cũng chọn HS ngoan vào học thì chỗ đâu cho những cháu trót vi phạm kỷ luật?”. Phụ huynh khác thì bức xúc, khi bị đuổi học hoặc bị gây áp lực đến mức phải bỏ học thì các cháu sẽ sống tốt hơn? Áp dụng cách này nhà trường đã đẩy các cháu ra đường, không ít cháu đã dấn thân vào con đường tội lỗi...
Trong khi đó, từ các cuộc khảo sát, từ thống kê của các Sở đều thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do HS bị ảnh hưởng sự phức tạp từ xã hội, những trò chơi game bạo lực ở Internet, phim ảnh,... Mặt khác là do thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và thầy cô, áp lực về học tập hoặc chậm xử lý, hoặc xử lý kiểu nội bộ khi có các thông tin về những vụ học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến mức độ răn đe trong các trường học không cao.
Điều đáng nói ở đây, bệnh thành tích đã và đang hiện hữu ở nhiều trường phổ thông. Nhiều trường học vẫn chưa chú trọng đến rèn luyện nhân cách cho học sinh. Thuốc nào trị bệnh “bạo lực học đường”?
Nhận xét về vấn đề nêu ở trên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hệ thống trường chuyên từ trước tới nay phát triển lệch lạc, chủ yếu chỉ tập trung ở các môn chuyên và học rất khác với hệ thống trường THPT bình thường.
Điều GS muốn nói là, hệ thống trường chuyên không có chỗ cho những HS được gọi là “cá biệt” về mặt đạo đức. Nếu có HS này, nhà trường sẽ làm rất nhiều cách để HS đó “tự nguyện” chuyển trường...
Một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm tại một trường THPT tại Hà Nội đã tâm sự: “Tất nhiên không giáo viên nào muốn trong lớp mình có một HS hư hoặc chưa ngoan vì sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp. Trong trường hợp giáo dục, thuyết phục không được, nếu không thể đuổi học, tôi sẽ chọn cách trả HS đó cho ban giám hiệu, nếu quá hư sẽ đề nghị đuổi học. Để gây áp lực với ban giám hiệu, có lúc giáo viên chủ nhiệm phải lấy ý kiến của cả lớp...”.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT trước một số lần đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội đã thừa nhận, bên cạnh nhiều thành tích đã đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn mang tính hình thức, chưa thực sự góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập.
Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục là việc ép trường, ép giáo viên phải đạt được những chỉ tiêu như phần trăm HS giỏi... đang hiện hữu ở nhiều trường phổ thông.
Chính căn bệnh thành tích này đã ép không ít HS phải bước vào đời ở cái tuổi nhân cách còn chưa kịp định hình.
Nhận định của các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi thiếu niên, các em đang muốn khẳng định bản thân. Nhưng có trường hợp cá biệt chọn cho mình một cách khá kỳ quặc để khẳng định cá tính - đó là do cách suy nghĩ lệch lạc, do nhận thức chưa đúng nhưng chưa chắc các em đó đã là người xấu. Với những trường hợp như vậy, càng cần các thầy cô gần gũi, đối xử chân tình và sẵn sàng lắng nghe. Các HS ngoan cần dạy dỗ, các em HS hư càng phải được dạy dỗ nhiều hơn.
HS đánh, chửi nhau, cư xử thiếu văn hóa không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Thế nhưng, việc nữ sinh đánh hội đồng xuất hiện ngày càng nhiều đang thật sự tạo nên nỗi lo trong không chỉ riêng các bậc phụ huynh. Đã có nhiều vụ trọng án liên quan đến lứa tuổi ô mai xảy ra tại nhiều cấp học phổ thông, nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Không ít clip đưa lên mạng người xem thấy phẫn nộ, thậm chí đòi xử theo pháp luật... Luồng ý kiến khác lại cho rằng, cách xử lý đuổi học những HS hư đang thực thi không khó - được nhiều trường phổ thông áp dụng. Nhưng dư luận phản đối cho rằng, đuổi học là phản giáo dục. Thực tế, đi vào các vụ việc cụ thể mới thấy những vụ đánh bạn, lột áo, đâm chết bạn xảy ra được báo chí phản ánh trong thời gian qua cho thấy: thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng thường không được sống trong môi trường giáo dục trọn vẹn hoặc đã bị đuổi học.
Nhiều phụ huynh lên báo phân trần khi nhận quyết định con bị đuổi học: “Nếu trường học nào cũng chọn HS ngoan vào học thì chỗ đâu cho những cháu trót vi phạm kỷ luật?”. Phụ huynh khác thì bức xúc, khi bị đuổi học hoặc bị gây áp lực đến mức phải bỏ học thì các cháu sẽ sống tốt hơn? Áp dụng cách này nhà trường đã đẩy các cháu ra đường, không ít cháu đã dấn thân vào con đường tội lỗi...
Trong khi đó, từ các cuộc khảo sát, từ thống kê của các Sở đều thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do HS bị ảnh hưởng sự phức tạp từ xã hội, những trò chơi game bạo lực ở Internet, phim ảnh,... Mặt khác là do thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và thầy cô, áp lực về học tập hoặc chậm xử lý, hoặc xử lý kiểu nội bộ khi có các thông tin về những vụ học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến mức độ răn đe trong các trường học không cao.
Điều đáng nói ở đây, bệnh thành tích đã và đang hiện hữu ở nhiều trường phổ thông. Nhiều trường học vẫn chưa chú trọng đến rèn luyện nhân cách cho học sinh. Thuốc nào trị bệnh “bạo lực học đường”?
Nhận xét về vấn đề nêu ở trên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hệ thống trường chuyên từ trước tới nay phát triển lệch lạc, chủ yếu chỉ tập trung ở các môn chuyên và học rất khác với hệ thống trường THPT bình thường.
Điều GS muốn nói là, hệ thống trường chuyên không có chỗ cho những HS được gọi là “cá biệt” về mặt đạo đức. Nếu có HS này, nhà trường sẽ làm rất nhiều cách để HS đó “tự nguyện” chuyển trường...
Một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm tại một trường THPT tại Hà Nội đã tâm sự: “Tất nhiên không giáo viên nào muốn trong lớp mình có một HS hư hoặc chưa ngoan vì sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp. Trong trường hợp giáo dục, thuyết phục không được, nếu không thể đuổi học, tôi sẽ chọn cách trả HS đó cho ban giám hiệu, nếu quá hư sẽ đề nghị đuổi học. Để gây áp lực với ban giám hiệu, có lúc giáo viên chủ nhiệm phải lấy ý kiến của cả lớp...”.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT trước một số lần đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội đã thừa nhận, bên cạnh nhiều thành tích đã đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn mang tính hình thức, chưa thực sự góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập.
Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục là việc ép trường, ép giáo viên phải đạt được những chỉ tiêu như phần trăm HS giỏi... đang hiện hữu ở nhiều trường phổ thông.
Chính căn bệnh thành tích này đã ép không ít HS phải bước vào đời ở cái tuổi nhân cách còn chưa kịp định hình.
Nhận định của các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi thiếu niên, các em đang muốn khẳng định bản thân. Nhưng có trường hợp cá biệt chọn cho mình một cách khá kỳ quặc để khẳng định cá tính - đó là do cách suy nghĩ lệch lạc, do nhận thức chưa đúng nhưng chưa chắc các em đó đã là người xấu. Với những trường hợp như vậy, càng cần các thầy cô gần gũi, đối xử chân tình và sẵn sàng lắng nghe. Các HS ngoan cần dạy dỗ, các em HS hư càng phải được dạy dỗ nhiều hơn.